10 siêu thực phẩm dành cho bà bầu

10 siêu thực phẩm dành cho bà bầu

10 thực phẩm dưới đây không những giúp các bà bầu ngon miệng mà còn có tác dụng rất lớn trong việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi

Bí quyết ăn uống cho một thai kỳ khỏe mạnh

Bí quyết ăn uống cho một thai kỳ khỏe mạnh

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, chế độ ăn uống lành mạnh đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang lên kế hoạch thụ thai hoặc bạn đang mang thai, hãy biết rằng ăn uống lành mạnh là một điều rất quan trọng

5 điều tuyệt vời bạn chưa biết về việc có con

5 điều tuyệt vời bạn chưa biết về việc có con

Bạn đã từng nghe quá nhiều chuyện kể về sự tuyệt vời khi có em bé. Tuy nhiên những điều thú vị sau đây hẳn sẽ khiến bạn phải bật cười thích thú đấy

Wednesday, October 30, 2013

Làm sao để biết dấu hiệu bà bầu sắp sinh con

Một số triệu chứng như: tử cung co thắt; âm đạo chảy ra chất màu máu; mót tiểu tiện; phá nước ối... thì bà bầu nên vào bệnh viện để chờ sinh con. Tuy nhiên, ở mỗi người sẽ có những biểu hiện rất khác nhau.

1. Âm đạo chảy nước và chất màu máu
Trước khi sinh khoảng 24 giờ, âm đạo của thai phụ thường chảy ra chất màu hồng của máu hoặc đột nhiên âm đạo chảy ra nhiều nước màu vàng. Thấy máu đỏ là do màng trong tử cung cuối kỳ mang thai tiết ra tố chất tuyến tiền liệt và nhau thai tiết ra hoóc môn sinh dục nữ, hoóc môn progestogen gây ra. Cùng với tử cung trưởng thành, mở rộng, chất nhầy trong cổ tử cung chảy ra, màng thai ở gần cửa trong cổ tử cung tách ra khỏi thành tử cung, dẫn đến các mạch máu nhỏ vỡ ra, trong chất nhầy cổ tử cung có lẫn ít máu, màu cà phê, màu phấn hồng hoặc màu đỏ tươi, hiện tượng này gọi là thấy máu đỏ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến thông báo thai phụ sắp sinh. Lúc này, khoang cửa tử cung và bên ngoài tương thông với nhau, vì thế âm đạo của thai phụ rất dễ bị nhiểm khuẩn từ ngoài vào.Thai phụ cần giữ vệ sinh thật tốt, tránh nhiễm khuẩn.
Làm sao để biết dấu hiệu bà bầu sắp sinh con

2. Tiểu tiện tăng lên, tử cung co thắt nhiều lần
Đối với người sinh con lần đầu, trước khi sinh khoảng 2 tuần, do đầu thai nhi chúi xuống dưới để ra ngoài đã tạo nên sự bức bách bàng quang, vì thế số lần tiểu tiện tăng lên và đi lại khó khăn hơn. Triệu chứng đau bụng từng cơn xuất hiện và tử cung co thắt, cường độ tăng dần lên. Đến lúc này, thai phụ sẽ cảm thấy đau dữ dội và chỉ muốn tiểu tiện. Thai phụ nên nhập viện thăm khám. 
3. Đau eo lưng và chân trương phù
Đầu thai nhi ép xuống và ép thần kinh hệ dẫn đến chân của thai phụ không được thoải mái, gây trương phù, đại tuỷ bị co, eo đau... Các triệu chứng này cũng báo hiệu hiện tượng sắp sinh ở thai phụ. 
4. Đau từng cơn đều đặn phần bụng
- Nếu thai nhi đã đủ tháng mà bà bầu thường có cảm giác đau tức phần bụng dưới hoặc đau mỏi phần lưng. - Nếu thời gian đau liên tiếp nhưng không đều thì chỉ cần nghỉ ngơi sẽ giảm hoặc hết. Đó là biểu hiện đau đẻ giả. Nếu phần bụng đau từng cơn đều đặn, sau khi nằm nghỉ vẫn không hết, mà đau hết cơn này đến cơn khác, thời gian cách nhau dần dần rút ngắn, thời gian đau càng ngày càng dài và dần dần tăng lên thì đây mới chính là báo trước sắp đẻ thật. 
5. Vỡ nước ối sớm
Vỡ nước ối sớm là chỉ màng thai rách trước khi chuyển dạ, tức là màng thai rách sớm dẫn đến nước ối chảy ra. Trước khi sinh, âm đạo chảy ra lượng nước rất nhiều, như đi tiểu tiện mà không thể khống chế, tức là vỡ nước ối sớm. Hiện tượng này rất nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi, vì thế thai phụ cần vào nhập viện sớm. Ngoài ra, nếu thai phụ thấy vị trí thai không đúng, cụ thể là thai ngược, hoặc đột nhiên thai phụ thấy đau đầu, đau ngực, khó chịu, âm đạo không đau mà chảy máu nhiều, xương chậu hẹp, có tiền lệ thai chết ngạt, mắc bệnh tim gan... đều nên vào bệnh viện sớm để chờ sinh con, phòng bất trắc có thể xảy ra. 

Nguồn: lamsao.com

Wednesday, October 16, 2013

Nằm đúng ‘chuẩn’ theo từng quý thai kỳ

Làm thế nào để đối phó với những đêm mất ngủ, những giấc ngủ chập chờn hay tư thế ngủ khó chịu khi bầu bí đây?

Chắc chắn mẹ bầu nào cũng từng gặp khó khăn trong việc tìm được một vị trí ngủ thoải mái, đối phó với những đêm mất ngủ vì phải đi vệ sinh liên tục hay những giấc ngủ chập chờn… Bầu bí, đã vừa ốm nghén, mệt mỏi lại mất ngủ nữa thì sao đủ sức khỏe để dưỡng thai đây? Hãy cùng đi tìm hiểu nguyên nhân gây khó ngủ và tìm giải pháp hiệu quả nhất cho các “mẹ ỏng” nhé!

Nguyên nhân gây mất ngủ

3 tháng đầu

Chị em thường nghĩ rằng 3 tháng đầu mang thai là thời gian mẹ bầu hay buồn ngủ và dễ ngủ nhất nhưng đến khi trải qua rồi họ mới thực sự hiểu mọi chuyện không đơn giản như thế. Chị em sẽ phải đối mặt với giấc ngủ chập chờn bởi cảm giác buồn đi tiểu, cảm giác bồn nôn và những lo lắng cho thai nhi mới hình thành. Không chỉ có thế, người mẹ sẽ còn phải đối mặt với các triệu chứng trong đêm làm ngăn cản giấc ngủ của bạn như: đau ngực, đau đầu, những giấc mơ ác mông, ợ nóng…

3 tháng giữa

Những tháng này, cảm giác ốm nghén không còn nhiều, chị em cũng chưa mệt mỏi với chiếc bụng bầu “ngoại cỡ” nhưng giấc ngủ thì vẫn chẳng ngon lành bởi những triệu chứng như khó tìm được vị trí nằm thích hợp và chứng ợ nóng thai kỳ ngày càng mạnh mẽ hơn.

Mất ngủ là triệu chứng phổ biến khi mang thai

Mất ngủ là triệu chứng phổ biến khi mang thai. (ảnh minh họa)

3 tháng cuối

Đây được coi là thời kỳ khó ngủ nhất với mẹ bầu do bụng bầu đã “phát tướng”, tuy nhiên đây lại là thời gian mẹ cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi nhất. Nguyên nhân khiến chị em mất ngủ trong giai đoạn này là thường xuyên đi vệ sinh trong đêm, bị chuột rút và ngứa ngáy da.

Vị trí ngủ cho từng quý thai kỳ

3 tháng đầu

Bào thai còn nhỏ và lực tác động lên cơ thể của mẹ là chưa đáng kể nên bà bầu có thể ngủ tùy ý với nhiều tư thế, nằm ngửa hay nằm nghiêng đều thích hợp. Tuy nhiên, nếu có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì bà bầu nên thay đổi bởi đây không phải là tư thế mang đến giấc ngủ ngon.

3 tháng giữa

Nếu nước ối quá nhiều hoặc mang song thai, bà bầu nên nằm nghiêng. Tư thế ngủ này khiến bà bầu thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai như các tư thế nằm khác. Nếu bà bầu cảm thấy phần chân nặng nề, có thể nằm ngửa và kê chân lên gối mềm.

3 tháng cuối

Tư thế nằm của bà bầu trong giai đoạn này rất quan trọng, liên quan chặt chẽ đến sự an toàn của thai nhi. Trong những tháng cuối của thai kỳ, tử cung thường xoay về phía bên phải, vì vậy bà bầu nên nằm nghiêng trái để giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu, đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Nếu hai chân bị phù to hoặc các tĩnh mạch ở chân căng lên, bà bầu có thể vừa nằm nghiêng trái vừa kê cao chân một chút sẽ giúp máu lưu thông, làm chân bớt phù nề.

Chị em cần chú ý đến tư thế nằm để dễ tìm đến giấc ngủ nhất

Chị em cần chú ý đến tư thế nằm để dễ tìm đến giấc ngủ nhất. (ảnh minh họa)

Bí kíp giúp mẹ bầu ngủ ngon

Tránh xa caffeine

Để ngủ ngon, mẹ bầu cần tránh xa các loại đồ uống có chứa caffeine và cả socola. Nếu muốn ăn/uống, chị em nên dùng trước buổi trưa.

Không uống nước ngay trước khi ngủ

Uống đủ nước rất quan trọng với mẹ bầu nhưng để giảm thiểu số lần phải thức dậy vì buồn tiểu trong đêm, chị em cần nhớ không được uống nước ngay trước giờ đi ngủ. Mẹ bầu được khuyên nên uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

Tập thể dục

Dù mang thai thì chị em cũng đừng từ bỏ thói quen tập thể thao hàng ngày nhé. Tập thể dục không chỉ giúp các mẹ có sức khỏe thai kỳ tốt, đỡ bị mệt mỏi mà còn giúp bà bầu ngủ ngon nữa đấy. Điều quan trọng cần lưu ý là không được tập thể thao ngay trước khi đi ngủ vì có thể phản tác dụng, khiến bạn tỉnh táo hơn. Chị em cũng nên tập những môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc bơi lội.

Chế độ ăn uống

Mẹ bầu mất ngủ cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình đặc biệt là những đồ ăn bạn nạp vào cơ thể trước giờ đi ngủ. Các mẹ không nên ăn thực phẩm nhiều chất béo và các loại thức ăn có gia vị vào buổi tối vì chúng làm tăng nguy cơ bị ợ nóng, khiến bạn tỉnh táo hơn. Các chuyên gia luôn khuyên chị em bầu không nên ăn bất cứ thứ gì trong 1 giờ trước khi đi

Tắm nước ấm

Những động tác nhẹ nhàng và thư giãn trong phòng tắm sẽ giúp bạn dễ dàng tìm đến với giấc ngủ hơn.

Tắm nước ấm giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn

Tắm nước ấm giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn. (ảnh minh họa)

Giữ nhiệt độ phòng vừa phải

Phòng ngủ của mẹ bầu nên giữ ở mức nhiệt 27-28 độ là phù hợp nhất. Chị em cũng nên để sẵn một chiếc chăn mỏng để đắp trong đêm khi bị lạnh. Thông thường, không khí trong phòng lạnh một chút sẽ dễ ngủ và ngủ ngon hơn khi nóng.

Mặc đồ ngủ thoải mái

Các mẹ bầu cũng nên mua những bộ quần áo thai sản rộng rãi để cảm giác thoải mái nhất khi ngủ. Nếu mặc đồ chật hoặc khó chịu sẽ làm bạn cảm thấy ngột ngạt và cảm trở giấc ngủ giữ đêm của bạn. Lưu ý này là vô cùng quan trọng đấy nhé.

Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ

Hãy ép mình phải lên giường vào đúng một giờ nhất định trong ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn quen dần với thói quen đi ngủ đúng giờ. Làm như vậy sẽ khiến mẹ bầu dễ dàng ngủ ngon mỗi lúc lên giường. Chị em bầu nên bắt đầu đi ngủ từ 9-10 giờ tối.

Thư giãn trước giờ ngủ

Các mẹ có thể ngồi thiền, đọc truyện cười hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. Nếu có thể, hãy cố gắng tránh xa mọi áp lực trong công việc cũng như trong cuộc sống để tinh thần được thoải mái nhất.

Khi bạn đã sẵn sàng lên giường, hãy nhớ không nên gối đầu quá cao, sử dụng gối để đỡ bụng bầu và gác chân. Hãy đừng nghỉ gì cả và nhắm mắt lại, bạn sẽ dễ dàng đến với giấc ngủ.
Nguồn: tapchilamdep

Monday, October 7, 2013

Chuẩn bị về sức khỏe trước khi mang thai

Hỏi: Em mới lập gia đình và muốn có con nhưng em muốn em bé của em sinh ra được khỏe mạnh nên em muốn chuẩn bị thật tốt sức khỏe trước khi mang thai. Em có một số thắc mắc muốn nhờ bác sĩ tư vấn giùm: Trước khi mang bầu người mẹ cần phải tiêm những loại vắc xin phòng bệnh gì ? cần phải bổ sung dinh dưỡng ra sao ? Những trung tâm y tế nào có dịch vụ tư vấn về sức khỏe sinh sản cho bà mẹ và trẻ em ( ở Tp. HCM). Khi làm mệt uống viên C sủi Pluss hay Myvita có tốt không ? Người bị đau bao tử có uống được không ? Em xin cảm ơn rất nhiều. (Ngoc Dung)

Chuẩn bị về sức khỏe trước khi mang thai

Trả lời: 

Khi bạn chuẩn bị mang thai, bên cạnh những chuẩn bị về tâm lý và tài chính, một điều không thể thiếu là sự chuẩn bị về sức khỏe của hai vợ chồng. Vậy bạn cần phải chuẩn bị những gì?

Sau đây là một số việc cần làm theo thứ tự thời gian:

6 tháng trước khi mang thai

Nếu bạn quá gầy hay quá béo thì đây là thời điểm thích hợp để bạn thay đổi chế độ ăn hàng ngày nhằm đảm bảo cân nặng của mình nằm trong giới hạn chuẩn. Chỉ số BMI - hay gọi là chỉ số khối cơ thể - được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của mỗi người. Chỉ số BMI được tính như sau: BMI = Cân nặng / (chiều cao x chiều cao). Trong đó: Cân nặng tính theo đơn vị Kg, chiều cao tính theo đơn vị Met.

* Nếu chỉ số BMI < 18,5: Bạn quá gầy. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có BMI < 18,5 có nguy cơ sẩy thai cao hơn bình thường 17%.
* Nếu chỉ số BMI > 23: Bạn quá béo và nếu có thai, trẻ đẻ ra có nguy cơ mắc các bệnh béo phì và bệnh tiểu đường.

Bạn và chồng cũng cần thống nhất về việc ngừng hoặc bỏ thuốc lá, rượu và các chất kích thích... vì các chất này ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như làm tăng các nguy cơ: sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, gây dị tật cho thai nhi...

3 tháng trước khi mang thai

Bạn có thể đi tiêm phòng một số bệnh như: cúm, Rubella vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao.

Nếu ở Hà Nội bạn có thể tiêm phòng ở một số địa chỉ:

* Trung tâm Y tế dự phòng sở Y tế Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh, điện thoại: 04.7730268
* Trung tâm Y tế dự phòng sở Y tế Hà Nội - 50C Hàng Bài, điện thoại: 04.8229263
* Trung tâm tiêm chủng Quốc Tế - 4 Sơn Tây, điện thoại: 04.7339803

Nếu bạn ở TP. Hồ Chí Minh bạn có thể tiêm phòng ở:

* Viện Pasteur TP.HCM tại số 282 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Phường 8 Quận 3 TP.HCM
* Đội Y tế Dự phòng của các Trung tâm Y tế Quận Huyện..

Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai hoặc đang đặt vòng thì đây cũng là thời điểm thích hợp để dừng thuốc hoặc tháo vòng và chuyển sang sử dụng biện pháp tránh thai khác thích hợp hơn (VD: bao cao su).

Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn tiêm vaccin ít nhất trước khi mang thai 1 tháng.

2 tháng trước khi mang thai

Bạn và gia đình nên tẩy giun vì bạn sẽ ko thể tẩy giun trong khi mang thai. Đặc biệt cần phải tẩy giun cho toàn bộ thành viên trong gia đình cùng một thời gian để đảm bảo không có sự lây chéo ngược lại.

1 tháng trước khi có thai

Bạn hãy bắt đầu uống bổ sung viên Sắt và acid Folic để phòng tránh dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Việc bổ xung Acid folic quan trọng nhất là trước khi mang thai 1 tháng và sau đấy 3 tháng. Và tiếp tục uống acid folic kèm với sắt đến khi sau khi sinh một tháng (Bạn nên lựa chọn viên sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố, và acid folic: 400mcg).

Ngoài ra hai vợ chồng bạn nên thu xếp đi kiểm tra sức khỏe toàn diện. Bác sỹ sẽ cho các bạn làm một số xét nghiệm sau:

* Xét nghiệm công thức máu: Xem bạn có bị mắc các bệnh về máu như: thiếu máu, bất thường tế bào máu... cũng như cho bạn biết nhóm máu của mình.

* Xét nghiệm hóa sinh máu: Xem bạn có bị mắc bệnh tiểu đường, đánh giá chức năng gan, thận cũng như phát hiện các bất thường khác nếu có.

* Xét nghiệm nước tiểu: Tìm các yếu tố bất thường trong nước tiểu như: hồng cầu, bạch cầu, protein, glucose, vi khuẩn...

* Siêu âm ổ bụng: Đánh giá về hình thái học và phát hiện các bất thường các tạng trong ổ bụng như: gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.

* Điện tâm đồ: Phát hiện các bệnh về tim như: rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim...

* Xét nghiệm một số bệnh lây truyền qua đường máu: như Viêm gan B, HIV...

* Khám phụ khoa: Phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến việc mang thai như: Viêm nhiễm đường sinh dục, polyp cổ tử cung..

* Khám nha khoa: Rất nhiều bà mẹ vì không coi trọng mà bỏ qua bước khám này. Trên thực tế, phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh rất dễ mắc các bệnh răng miệng do phải ăn số lượng nhiều, ăn nhiều bữa. Thao tác đơn giản là lấy cao răng sẽ giúp các bạn hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh: viêm lợi, viêm quanh cuống, abces răng... vì nếu mắc các bệnh này trong thời kỳ mang thai hay thời kỳ cho con bú sẽ gây khó khăn cho việc điều trị.

Ngoài các công việc nói trên, bạn nên chú ý về chế độ dinh dưỡng để chuẩn bị chào đón một thành viên mới trong gia đình.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe – hạnh phúc!
Nguồn: thuocbietduoc

Chuẩn bị trước khi mang thai

Chuẩn bị trước khi mang thai

Mang thai có sự chuẩn bị sẽ mang hạnh phúc đến cho gia đình bạn.

Mỗi cặp vợ chồng đều muốn sinh ra đứa con khỏe mạnh, thông minh, đáng yêu. Những đứa con không chỉ để duy trì nòi giống mà còn là kỳ vọng của bố mẹ trong tương lai.
Để đón đứa con chào đời, trước tiên vợ chồng phải có kế hoạch cho việc thụ thai. Thụ thai vào lúc vợ chồng khỏe mạnh, tình cảm hạnh phúc nhất, khí hậu thích hợp, vật chất đầy đủ là điều kiện tốt nhất đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Tốt nhất trước khi chuẩn bị mang thai, phụ nữ nên đi kiểm tra sức khỏe 1 lần ở bệnh viện hoặc trung tâm tư vấn sinh đẻ kế hoạch. Đặc biệt đối với những cặp vợ chồng sau mấy năm kết hôn mới sinh con thì việc khám bệnh trước khi mang thai là rất cần thiết.

Kiểm tra sức khỏe và được tư vấn trước khi mang thai còn có thể khiến cho việc thụ thai được bảo đảm hoặc trong suốt thời gian mang thai bạn không phải lo lắng và còn có thể cung cấp cho bạn rất nhiều kiến thức để giữ gìn sức khỏe. Những điều này có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe của đứa con sau này.
Người phụ nữ mang thai cần phải có cơ thể khỏe mạnh

Sức khỏe của thai nhi có liên quan mật thiết với sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của bố mẹ. Đặc biệt là sức khỏe của người mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi. Trên thực tế, chế độ ăn uống bảo đảm cân bằng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai là yếu tố quan trọng đối với việc hình thành và phát triển của bào thai trong tử cung, nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Cho nên, nếu bạn chuẩn bị mang thai cần phải ăn uống đầy đủ các loại chất dinh dưỡng.
Phụ nữ chuẩn bị mang thai chú ý nâng cao tiêu chuẩn dinh dưỡng có thể làm nâng cao chất lượng của tế bào sinh sản. Khi bạn biết chính xác là đã thụ thai mới tăng dinh dưỡng thì trên thực tế đã không đáp ứng được nhu cầu phát triển của thai nhi trong thời gian đầu rồi. Nâng cao tiêu chuẩn dinh dưỡng trước khi mang thai là 1 trong những biện pháp quan trọng nhất để thai nhi khỏe mạnh.

Ngoài chế độ ăn uống ra, bạn còn cần phải chú ý rèn luyện sức khỏe như tập thể dục hàng ngày, bơi lội, khiêu vũ, đi bộ, hít thở không khí trong lành…
Trứng rụng và tinh trùng khỏe mạnh là điều kiện cần thiết để thụ thai.
Mỗi 1 sinh mệnh mới đều được kết hợp giữa tế bào trứng của người mẹ và tế bào tinh trùng của người bố.
Hệ thống sinh sản bình thường của phụ nữ được cấu thành bởi buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo…

Buồng trứng sản sinh ra trứng và tiết ra hormone sinh dục nữ, trong buồng trứng có chứa khoảng 4- 5 triệu trứng, sau đó giảm dần. Đến tuổi dậy thì, trong buồng trứng chỉ còn lại 500.000 trứng. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt có khoảng từ 10- 100 trứng bắt đầu phát triển. Nhưng khi rụng trứng, thường chỉ có 1 trứng có thể hoàn toàn trưởng thành và kết hợp được với tinh trùng.
Ống dẫn trứng là 2 đường ống có tính đàn hồi gấp khúc và rỗng, 1 đầu nối với 2 cạnh của đáy tử cung, đầu kia như hình cái ô nằm gần buồng trứng, gọi là loa vòi. Khi trứng rụng từ buồng trứng ra, rơi rất nhanh vào ống dẫn trứng. Trứng sẽ theo ống dẫn trứng vào tử cung. Nếu lúc đó giao hợp, tinh trùng từ âm đạo qua cổ tử cung, vào tử cung di chuyển vào ống dẫn trứng và bơi về phía trứng. Thông thường, trứng và tinh trùng kết hợp ngoài ống dẫn trứng. Sau đó, trứng thụ tinh mất khoảng 7 ngày mới có thể vào được tử cung. Sau khi trứng thụ tinh vào trong niêm mạc tử cung sẽ không ngừng phát triển và trở thành 1 thai nhi.
Vợ chồng muốn sinh con, trước tiên phải chuẩn bị điều kiện kết hợp cơ bản là lúc trứng rụng và tinh trùng khỏe mạnh.

Sinh con trai hay con gái đều tốt cả.
Tâm lý trước khi mang thai thường bị đa số các cặp vợ chồng coi nhẹ. Họ chỉ chuẩn bị sức khỏe và kiến thức y học, trong khi đó chuẩn bị tâm lý lại vô cùng quan trọng.
Mang thai, đối với các cặp vợ chồng trẻ là 1 chuyển biến khá lớn, là 1 bước ngoặt về tình cảm. Trong thế giới 2 người sẽ biến thành thế giới của 3 người, đa số các cặp vợ chồng ngoài vui mừng còn có không ít lo lắng.
Vì thế, các cặp vợ chồng nên có con vào lúc tâm lý ổn định nhất. Nếu gia đình hoặc bản thân có vấn đề gì thì nên tạm hoãn kế hoạch có thai.
Vào đầu thai kỳ, người vợ vì có thay đổi về sinh lý nên có rất nhiều thay đổi về hành vi và tâm lý. Người chồng nên có sự chuẩn bị trước để có sự thông cảm và quan tâm đối với vợ, như vậy sẽ rất tốt cho sự phát triển tính cách của đứa con sau này.
Ở nước ta còn có những quan niệm phong kiến, lạc hậu, 1 số cặp vợ chồng vì muốn sinh con trai hay con gái đã trở thành áp lực tư tưởng cho việc chuẩn bị mang thai. Vấn đề này cần tuyệt đối không để ảnh hưởng đến thai phụ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách sau này của con cái.
Nên chuẩn bị mọi thứ tốt cho em bé sắp chào đời.
Mang thai và sinh con tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu kinh tế. Sau khi đứa con sinh ra, vợ chồng sẽ phải đối mặt với 1 loạt vấn đề như nuôi con, việc học hành, ốm đau của con cái…
Trước tiên, phải có sự chuẩn bị nhất định về kinh tế cho việc mang thai, sinh con và nuôi con. Nếu người vợ đi làm thì nguồn thu nhập trong thời gian mang thai và sinh con sẽ bị giảm đi, thậm chí toàn bộ nguồn kinh tế đều dựa vào người chồng, do đó phải có kế hoạch hợp lý các loại chi tiêu để tránh rơi vào tình trạng khó khăn.

Ngoài ra, nên cải thiện và sửa sang chỗ ở để thai phụ cảm thấy thoải mái, tâm trạng vui vẻ. Như treo 1 bức tranh trẻ em đáng yêu, bụ bẫm, bày 1 vài con thú bông ngộ nghĩnh, mua 1 vài con búp bê… Thực ra, đây cũng là để chuẩn bị cho đứa con sắp sinh ra. Còn có thể nghe nhiều nhạc trữ tình, những bài hát thiếu nhi.
Thai phụ cũng cần chuẩn bị 1 số đồ dùng hàng ngày và quần áo của cả mẹ và con.

10 bước chuẩn bị trước khi mang thai

Đầu tư cho tương lai từ lúc “hạt nảy mầm” chưa phải là thượng sách. Mà cần phải từ khâu làm đất, chuẩn bị cho “hạt giống”.
10 bước chuẩn bị trước khi mang thai
1. Ăn những thực phẩm tốt nhất, an toàn nhất

8 bước đơn giản để có được chế độ ăn tốt nhất sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ tích lũy các chất độc hại trong cơ thể.

Tăng cường bổ sung hoa quả, rau xanh, đậu đỗ và chất xơ để thải loại chất độc.

2. Bổ sung axit folic trước khi thụ thai và trong khi mang thai

Nguồn bổ sung axit folic lý tưởng gồm các loại đỗ (xanh, đen, trắng…), hoa quả họ cam quýt, rau chân vịt và súp lơ xanh.

Nạp đủ lượng axit folic rất cần cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là giai đoạn đầu.

Lưu ý: quá nhiều axit folic cũng có thể gây ra các nguy cơ khác. Vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ để có liều lượng thích hợp.

3. Giảm các chất cồn, cafein và thuốc lá

Phụ nữ nhiễm khói thuốc (tự hút hay hút thuốc thụ động) đều ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi. Trẻ sinh ra thường có xu hướng nhẹ cân.

Chất cồn và cafein có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của thai nhi.

4. Giảm chất béo động vật và cá để hạn chế sự tích lũy chất dioxin, thủy ngân…

Mỡ và da động vật rất ngon nhưng nên hạn chế mỡ và thịt các loại cá (như cá ngừ, cứ hồi).

Hạn chế các món cá, thịt nướng.

Nên chọn các chế phẩm từ sữa đã rút bớt kem.

5. Uống nhiều nước lọc

Xét nghiệm nước uống, kiểm tra nồng độ clo… Nếu có chứa các chất độ hại thì cần thay bằng nguồn nước khác và mang theo bên người chai đựng nước làm bằng thép chống gỉ.

6. Kiểm tra sơn tường

Chì thường được tích lũy trong xương và có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi.

Một số loại sơn tường có chứa chì và đó là lý do vì sao các chuyên gia y tế khuyến nghị phụ nữ trong độ tuổi mang thai và đang mang thai nên tránh xa cac skhu vực có sơn.

7. Lựa chọn nhựa an toàn

Một số loại đồ vật bằng nhựa có thể thôi nhiễm các chất độc vào thực phẩm, gây hại cho sự phát triển của thai nhi.

Tốt nhất nên dùng loại cho được vào lò vi sóng hay có thể đựng các thực phẩm nóng.

8. Hạn chế các sản phẩm chăm sóc cá nhân

Nhiều người “nghiện” các loại hóa mỹ phẩm và các chất hóa học có trong những loại kem, nước thơm tho sẽ gây rối loạn hormone, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

9. Sử dụng các hóa chất tẩy rửa không độc

Không cần phải dùng tới các loại hóa chất tẩy rửa độc hại, có thể dùng baking soda và dấm để vệ sinh cho ngôi nhà của mình.

10. Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Đất, nước hay không khí bị ô nhiễm đều sẽ ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của bé.
Nguồn: dantri

Các bước chuẩn bị khi mang thai

Nếu bạn đang đặt vòng tránh thai thì tất nhiên là phải tới bác sĩ để lấy nó ra. Nếu bạn đang uống thuốc tránh thai hay sử dụng một loại hormone nào đó dạng tiêm thì hãy đợi cho đến khi kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn và phải trải qua ít nhất 3 chu kỳ kinh mới nên có bầu.

Kiểm tra lại biện pháp phòng tránh thai

Nếu bạn đang đặt vòng tránh thai thì tất nhiên là phải tới bác sĩ để lấy nó ra. Nếu bạn đang uống thuốc tránh thai hay sử dụng một loại hormone nào đó dạng tiêm thì hãy đợi cho đến khi kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn và phải trải qua ít nhất 3 chu kỳ kinh mới nên có bầu.

Nếu bạn có bầu ngay sau khi ngừng thuốc thì cũng đừng lo lắng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các phương pháp tránh thai được phép sử dụng hiện nay không làm tăng nguy cơ bị sảy hay gây ra các dị thường ở thai nhi. Trên thực tế, những phụ nữ uống thuốc tránh thai có tỉ lệ sảy thai, hỏng thai thấp hơn những phụ nữ không sử dụng thuốc tránh thai.
Có khoảng 50% phụ nữ mang bầu ngay trong vòng 3 tháng đầu tiên sau khi ngừng thuốc thì cũng khoảng từng đó phải mất tới 1 năm thậm chí hơn mới có thể thụ thai. Sự chậm trễ này thường xảy ra ở những phụ nữ tuổi 30 hoặc hơn, hoặc chưa sinh lần nào, đặc biệt nếu họ dùng thuốc là do không thể đặt vòng.
Các chuyên gia y tế khẳng định biện pháp tránh thai bằng hormone hoàn toàn không gây ra vô sinh.
Các bước chuẩn bị khi mang thai

Tránh dùng các loại thuốc không cần thiết

Trước khi mang bầu, hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc hay các loại vitamin khoáng chất bổ sung nào bạn đang sử dụng.
Rất nhiều loại thuốc có cảm giác là an toàn nhưng thực sự lại gây nguy hiểm cho quá trình mang thai. Ví dụ, thuốc chống viêm không xteroid (NSAIDs) có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt là trong thời điểm thụ thai hay khi quá trình thụ thai mới diễn ra được 2 tuần.

Bổ sung khoáng chất

Hãy bắt đầu bằng việc bổ sung các vitamin và khoáng chất. Hãy uống 1 viên vitamin có chứa 0,4mg (400mcg) axit folic (folate – B9)/ngày trước khi mang bầu 3 tháng để giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
Nếu tiền sử gia đình có bệnh này hoặc bạn đã từng sinh bé bị như vậy thì lượng axit folic cần cho mỗi ngày là 4mg (4.000mcg). Các loại vitamin và khoáng chất khác như can-xi cũng rất cần cho sức khỏe của mẹ và bé.
Cắt giảm những loại thực phẩm ít dinh dưỡng và ăn uống cân đối, đảm bảo đủ dinh dưỡng hơn. Mang thai không phải là thời điểm để bạn giảm cân. Nếu muốn giảm cân, hãy làm điều đó sau khi sinh.
Đừng ăn những thực phẩm thô bởi bạn sẽ không thể hấp thụ các vi chất có trong đó và sự thiếu hụt các vi lượng sẽ có hại cho bạn và baby của bạn.

Kiểm tra tổng quan

Đừng do dự đến gặp bác sĩ nếu có bất cứ vấn đề nào hoặc cần tìm hiểu về sức khỏe.
Hãy chắc chắn rằng bạn đã được chủng ngừa đầy đủ. Ví dụ nếu bạn chưa từng bị sởi Đức (rubella) hay chưa từng tiêm phòng bệnh này hoặc là bạn không chắc chắn lắm, hãy đến gặp ngay bác sĩ. Nếu các xét nghiệm máu cho thấy bạn chưa được miễn nhiễm thì bạn nên tiêm phòng. Việc tiêm phòng cần phải được tiến hành trước khi có bầu ít nhất 3 tháng.
Khi tiến hành kiểm tra tổng quan, bạn có thể đề nghị được kiểm tra về khả năng thụ thai của mình. Những xét nghiệm cần thiết sẽ giúp bạn xác định rõ được những nguy cơ mà bạn hay baby có thể gặp phải trong quá trình thai nghén. Những kiến thức này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định là có cần phải có bác sĩ riêng trong quá trình mang bầu, liệu bạn có cần sự chăm sóc đặc biệt trong giai đoạn quan trọng này không…

Đến bác sĩ nha khoa

Hãy khám răng và trám lại tất cả những răng sâu trước khi bạn muốn mang bầu. Nếu bạn bị các bệnh về nha chu thì cũng cần phải được điều trị dứt điểm trước khi mang bầu.
Những bệnh về nha chu thường xuất hiện và trở nên trầm trọng trong quá trình thai nghén sẽ làm tăng nguy cơ bị preeclampsia (bệnh tăng huyết áp đột ngột ở nữ).
Các bước chuẩn bị khi mang thai

Hãy ghi chép các chu kỳ kinh

Bạn muốn tăng cường kiến thức sinh sản để tăng cơ hội mang bầu. Hãy ghi chép cẩn thận chu kỳ kinh và cả khi sinh hoạt tình dục. Thông tin này sẽ giúp bạn tính được ngày cũng như tuổi thai sau khi bạn biết mình thụ thai.
Ngày cuối cùng của kỳ kinh trước khi mang bầu sẽ giúp bạn dễ dàng tính được ngày bé sẽ chào đời. Thêm nữa, tuổi thai rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn làm các test, điều trị và có các chế độ chăm sóc phù hợp.

Thay đổi lối sống

Giảm và ngừng uống các loại đồ uống chứa cafein như cà phê, trà và cola.
Ngừng uống rượu và hút thuốc. Rượu và thuốc sẽ rất có hại cho quá trình phát triển của bào thai.
Rèn luyện thể lực để có sức khỏe tốt nhất khi mang bầu. Hãy tập luyện ở mức độ vừa phải, ít nhất 30 phút mỗi ngày để duy trì và tăng cường sức khỏe.
Khi một đôi vợ chồng trẻ lên kế hoạch mang thai và sinh con, mọi sự chú ý đều tập trung vào người phụ nữ. Nhưng thực tế người cha cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn đã lập trình có baby thì đây là danh sách những điều cần làm trước khi thụ thai để đảm bảo sức khoẻ của cả mẹ và con.

Đi bác sĩ kiểm tra:

Nên đi bác sĩ kiểm tra sức khoẻ đặc biệt là khi bạn bị bệnh mãn tính hoặc đang dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc như thuốc chữa cao huyết áp, một số loại kháng sinh, thuốc dùng trong điều trị các bệnh thấp khớp, nhiễm nấm, viêm loét ruột kết, động kinh…đều có ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng của tinh trùng và có khả năng gây nên chứng vô sinh ở nam giới.
Trong hầu hết các trường hợp thì tác dụng của thuốc không còn nữa khi bạn ngừng thuốc. Nên tư vấn bác sĩ xem bạn có thể đổi loại thuốc sao cho bệnh không tái phát mà vẫn thực hiện được kế hoạch có con của mình. Và luôn nhớ rằng các loại thuốc từ thảo mộc, thuốc bổ sung như steroid đồng hoá cũng có thể gây hại cho tinh trùng.
Vì vậy, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng dù là thuốc do bác sĩ chỉ định hay thuốc tự mua ở các hiệu thuốc tây. Nếu có nghi ngờ gì về khả năng mình bị mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thì cũng đề nghị được xét nghiệm và điều trị vì các bệnh này cũng dẫn đến chứng vô sinh.
Không chỉ tham vấn về bệnh, nên cho bác sĩ biết các thông tin bệnh sử của cả gia đình. Nếu người thân trong gia đình bị khiếm khuyết sau khi sinh về mặt di truyền hoặc rối loạn nhiễm sắc thể, chậm phát triển trí tuệ hoặc bất kỳ sự chậm phát triển nào… bạn và vợ nên lắng nghe hướng dẫn của bác sĩ để tìm hiểu nguy cơ và cần phải kiểm tra những gì.
Sau cùng, bạn nên hỏi thăm bác sĩ về những nguy cơ từ môi trường làm việc của mình hoặc bất cứ điều gì bạn quan tâm. Nên tham vấn bác sĩ nếu bạn tiếp xúc với thuốc trừ sâu, diệt cỏ, dung môi hữu cơ; làm trong các ngành công nghiệp nặng.. vì khi làm trong các ngành nghề này, chất lượng và số lượng tinh trùng của bạn có thể bị ảnh hưởng.

Nắm rõ thông tin về bệnh sử của gia đình:

Việc nắm rõ bệnh sử của gia đình là điều cần thiết nên đừng ngại ngần mà hãy gọi điện thoại cho cha mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng gần để tìm hiểu. Nếu họ tỏ ra nghi hoặc và bạn cũng không muốn cho mọi người biết lý do cần tìm hiểu thông tin thì chỉ cần cho họ biết rằng bạn mới tìm được bác sĩ mới và cần có thông tin về gia đình.
Điều quan trọng nhất cần phải đề cập đến ngay là có ai trong gia đình có những bệnh về di truyền hoặc rối loạn nhiễm sắc thể (Ví dụ: bệnh Down), bệnh thiếu máu tế bào lưỡi liềm, xơ hoá u nang, máu không đông... Bạn cũng cần hỏi han xem có người thân nào mắc bệnh chậm phát triển trí tuệ hoặc các bệnh chậm phát triển khác, bệnh hoặc dị tật bẩm sinh như bệnh tim hay khuyết tật ở ống thần kinh.
Khi người phụ nữ đi kiểm tra sức khoẻ lần đầu tiên trước khi mang thai thì những thông tin trên đã được đề cập đến, vì vậy những thông tin về phía gia đình của bạn cũng hết sức cần thiết để bác sĩ cùng hai vợ chồng bạn quyết định một hay cả hai có nên thực hiện các cuộc kiểm tra trước khi thụ thai hay không.

Tích trữ thực phẩm dinh dưỡng trong tủ lạnh:

Nếu bạn nghĩ người bố muốn ăn gì cũng được (nhất là các loại thức ăn nhanh) và chỉ cần người mẹ ăn đầy đủ dinh dưỡng thì con sẽ khoẻ thì bạn cần phải suy nghĩ lại. Bạn cần phải tập thói quen ăn uống lành mạnh thì tinh trùng mới khoẻ mạnh được.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chế độ dinh dưỡng nghèo nàn có thể ảnh hưởng chất lượng và số lượng của tinh trùng. Ví dụ, người chồng thiếu acid folic – cũng một lượng vitamin B người vợ cần để tránh nguy cơ khuyết tật ở ống thần kinh – thì số lượng tinh trùng không đạt yêu cầu. Bạn hãy tự bổ sung acid folic cho mình từ các thực phẩm như ngũ cốc, các loại rau lá màu lục đậm, cà rốt, men, gan, lòng đỏ trứng, dưa hấu, quả bơ, bí đỏ, mận, các loại đậu hột khô…Hiện nay trên thị trường cũng có các loại đa sinh tố bổ sung nhưng nên có chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Kẽm cũng là một chất dinh dưỡng cần phải lưu ý. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần thiếu kẽm trong một thời gian ngắn, lượng tinh dịch và kích thích tố sinh dục nam sẽ giảm. Các nghiên cứu còn cho biết thêm nếu lượng kẽm thấp hơn nhu cầu sẽ cản trở sự hấp thu và chuyển hoá acid folic. Thịt, hải sản và trứng là những món ăn thông dụng nhưng lại cung cấp 15 mg kẽm cho nhu cầu hằng ngày của bạn và trong các loại đa sinh tố cũng có chứa kẽm.
Và bạn đừng “tiết kiệm” vitamin C nhé! Vitamin C thúc đẩy sự vận động của tinh trùng. Ăn nhiều trái cây là cách bổ sung vitamin C dễ dàng nhất. Vitamin C có nhiều trong cam, quýt, lựu, kiwi, nho, bông cải xanh, măng tây, ớt chuông…

Nói không với các “bữa tiệc”:

Một khi đã lên kế hoạch có con thì người phụ nữ được cảnh báo là nên tránh xa các bữa tiệc, thế còn các đấng mày râu thì sao? Cũng thế thôi. Thuốc lá, rượu bia và chất kích thích cũng tác động xấu lên trứng và tinh trùng
Nghiên cứu cho thấy 3 chất rắc rối này sẽ làm sụt giảm lượng tinh trùng và tinh trùng yếu. Vì vậy: bỏ các loại thuốc kích thích mang tính giải trí như cần sa, cocain; giảm bia rượu, cai thuốc trước khi thực hiện kế hoạch có em bé. Bỏ đi những thói quen xấu sẽ giúp gia đình bạn luôn khoẻ mạnh. Lưu ý là khói thuốc lá cũng nguy hiểm cho sức khoẻ của vợ và con bạn (khi trong bào thai lẫn sau khi chào đời).
Số lượng tinh trùng bị giảm không phải là lý do duy nhất để bạn phải giã từ rượu bia. Các bác sĩ cho biết, cha uống bia rượu nhiều thì có nguy cơ trẻ bị thấp cân khi chào đời. Một khi bị thấp cân thì sức khoẻ, hành vi của bé sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Môi trường làm việc:

Mối nguy hiểm làm ảnh hưởng đến tinh trùng có thể quanh quẩn đâu đấy ngay tại nơi làm việc của bạn. Nếu phải thường xuyên tiếp xúc với hoá chất như dung môi hữu cơ (thường được tìm thấy trong tẩy/giặt khô và các phân xưởng sửa chữa xe ô tô) và thuốc trừ sâu làm khó đậu thai. Những chất hoá học này còn làm biến đổi thành phần tinh trùng, gây sinh non hoặc dị tật bẩm sinh. Tinh trùng phát triển và chín phát dục thành mất khoảng 3 tháng, vì vậy bạn nên kiêng khem những chất trên ít nhất là 3 tháng so với kế hoạch có con.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về ảnh hưởng của môi trường làm việc với sức khoẻ sinh sản của mình. 

Lên kế hoạch tài chính

Ở các nước phương Tây, các cặp vợ chồng trẻ thường đến gặp người cố vấn về tài chính để lên kế hoạch sinh và nuôi dưỡng con cho tốt. Dựa trên các số liệu thống kê về thu nhập bình quân, mức sống, sinh hoạt phí…, những thông tin của gia đình bạn, người cố vấn sẽ cùng bàn bạc để đưa ra kế hoạch tài chính của riêng gia đình bạn. Đừng đợi nước tới chân mới nhảy bạn nhé! Việc gì cũng lên kế hoạch chi tiết thì sẽ dễ dàng thực hiện hơn. Còn nếu bạn đang cư ngụ tại các nước khác thì cả hai vợ chồng nên suy nghĩ, cân nhắc giữa các khoản thu chi để không phải lo lắng khi có thêm một thành viên nữa trong gia đình.

Mua thêm quần lót ống rộng

Vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề mặc quần lót bó sát có gây ra vô sinh không. Một số người cho rằng mặc quân lót bó sát làm làm tăng nhiệt độ xung quanh tinh hoàn có thể làm giảm tinh trùng vì việc sản xuất tinh trùng rất nhạy cảm với nhiệt độ. Một số người lại phản đối và chỉ chấp nhận giả thuyết trên nếu có thể đo đếm và so sánh số lượng tinh trùng ở người mặc quần lót bó sát và người mặc quần lót rộng. Bản thân tôi lại nghĩ điều này không có gì khó khăn cả, nếu mặc quần lót rộng thoải mái, lợi thế hơn thì ngại gì mà không thử trong vài tháng? Quần lót ống rộng cũng không chiếm nhiều chỗ trong tủ quần áo của bạn so với quần lót chật là bao.

Tránh xa bồn tắm nóng

Đừng ngâm mình hàng tiếng đồng hồ trong bồn nước nóng, tắm hơi…để thư giãn như trước đây vì việc sản xuất tinh trùng nhạy cảm với nhiệt độ, nhiệt độ cao sẽ giết chết tinh trùng. Điều kiện lý tưởng để tinh trùng được sản sinh ở tinh hoàn là nhiệt độ phải hơi thấp so với nhiệt độ bình thường của cơ thể. Vì vậy, để bảo vệ tinh trùng thì nên tránh xa bồn tắm nước nóng, tắm hơi… trước thời gian dự tính thụ thai ít nhất là 3 tháng.

Hiểu biết về xe đạp

Những người thường xuyên đi xe đạp đừng quá lo lắng khi có những báo cáo khoa học cho biết việc lái xe đạp trong nhiều giờ liền có thể sẽ làm giảm lượng tinh dịch, giảm sút lượng tinh trùng và tốc độ vận chuyển của nó. Những người trải qua lái 2 giờ/ 1 ngày và 6 ngày/ 1 tuần trên yên xe cần phải lưu ý: với cường độ như vậy thì rất có thể bìu dái, tinh hoàn bị tổn thương và có nhiều khả năng họ sẽ gặp phải vấn đề về vô sinh.

Ngoài ra, mặc trang phục lái xe đạp (quần thun bó sát) lái cả đoạn đường dài cũng sẽ huỷ diệt tinh trùng do độ nóng. Vùng bìu dái thường bị nóng và ướt mồ hôi khi nó bị kẹp giữa 2 chân và yên xe. Vì thế, số lượng của tinh trùng sẽ bị giảm xuống. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao tinh hoàn lại nằm ngoài cơ thể không – Đó là vì tinh hoàn cần môi trường thoáng mát hơn để làm việc

Thư giãn:

Bàn về việc có con hết sức thú vị nhưng chắc hẳn là cũng đau đầu. Hãy thư giãn: bơi lội (dĩ nhiên không phải là nước nóng), mua sắm, đi dạo. Dù không có báo cáo nào đề cập đến việc chơi những môn thể thao kia sẽ làm tăng khả năng sinh sản nhưng chắc rằng nó sẽ giúp cho kế hoạch của bạn được thực hiện thuận lợi hơn.

Nguồn: thuocvasuckhoe

Dưỡng thai tháng thứ 1

Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, việc chăm sóc cho mẹ và bé có vai trò rất quan trọng, đây không chỉ là quá trình khi đã có thai mà cần phải bắt đầu ngay trong giai đoạn chuẩn bị mang thai. Vì vậy, bạn cần kịp thời xác định thời gian mang thai của mình và có chế độ dưỡng thai một cách tốt nhất. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn dưỡng thai trong tháng thứ 1.

Dưỡng thai tháng thứ 1


Đặc điểm thai nhi ở tháng thứ 1

Ở tháng đầu tiên của thai kỳ, tinh trùng đã phá vỡ vỏ trứng để chui vào kết hợp với trứng, tạo thành một thể mới là trứng đã được thụ tinh. Trong khoảng 30 giờ thụ tinh, trứng bắt đầu phân chia và đồng thời di chuyển khoảng 4 – 5 ngày, rồi chuẩn bị làm tổ và bắt đầu sinh trưởng, phát triển.

Trong 2 tuần đầu này, cơ thể người mẹ khó nhận thấy sự biến đổi, nhưng người mẹ có thể biết được thời gian mang thai của mình thông qua việc sử dụng que thử thai, thử máu và siêu âm.

Sau 2 tuần thụ thai thì tim thai bắt đầu đập. Sang tuần thứ 3, cột sống và hệ thống xương cốt dần dần được hình thành. Tiếp theo đó là mắt, tai, mũi, miệng và các chi lần lượt xuất hiện; hệ tuần hoàn máu, gan cũng được hình thành.

Bạn nên khám thai theo định kì

Khi biết chính xác là mình đã có thai, bạn cần đến bệnh viện để khám thai và có cách chăm sóc bản thân, thai nhi một cách tốt nhất. Việc khám thai theo định kỳ giúp bạn nắm được tình hình phát triển của thai nhi và những bất thường ở có thể xảy ra.

Nếu bạn muốn sử dụng một loại thuốc nào đó trong thai kỳ thì cần phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt một cách hợp lí

Khi có thai, bà bầu nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý. Đặc biệt, thai phụ cần đảm bảo ngủ đủ và chú ý đến giấc ngủ trưa; không làm việc nặng, quá sức; tránh tiếp xúc với các chất độc hại như: thuốc trừ sâu, các chất ô nhiễm…
Chú ý đến dinh dưỡng

Trong tháng đầu tiên mang thai, bà bầu thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, vì thế bạn cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều loại thức ăn có chứa protein, sắt.
Bổ sung Vitamin B11, Axit folic…

Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên uống thêm thuốc có chứa vitamin B11 và mỗi ngày khoảng 0,4 mg. Vitamin B11 giúp tránh dị hình ở ống huyết quản, bệnh tim, hở hàm ếch… bẩm sinh cho bé. Tuy nhiên, thai phụ không được uống quá nhiều.

Bổ sung Axit folic: Axit folic đặc biệt có vai trò quan trọng đối với thai phụ, bởinó cần thiết cho sự phát triển não, các dây thần kinh và sự phát triển của bào thai. Nếu thiếu axit folic sẽ ảnhhưởngkhông tốt đến sức khỏecủa thai phụ và trẻ sinh ra dễ có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh. Vì vậy, bạn cần bổ sung lượng Axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ trong 3 tháng đầu tiên của thai kì.

Lưu ý: Không được tự tiện mua thuốc về uống.

Đảm bảo cho tinh thần luôn vui vẻ

Những trạng thái tâm lý tiêu cực như: lo lắng, buồn tủi, đau thương… không những có ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống hô hấp, tuần hoàn máu, tiêu hoá, hít thở… của thai phụ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu thai phụ thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng, trầm cảm… có thể sẽ sinh ra những đứa trẻ bị tự kỷ, không khoẻ mạnh về mặt tinh thần…

Do những biến đổi về cơ thể nên trong tháng đầu tiên của thai kỳ, thai phụ rất dễ thay đổi trạng thái cảm xúc như: vui, buồn, cáu giận…vì vậy, gia đình, người thân nên hiểu, thông cảm và cố gắng tạo cho không khí gia đình luôn được thoải mái, vui vẻ.

Những điều cần lưu ý
- Thai phụ không nên tắm nước ở có nhiệt độ quá cao, vì trong mấy tuần đầu tiên của thai kỳ, xương, hệ thần kinh của bé đang được hình thành nên rất dễ bị tổn thương. Do đó, khi tắm hoặc lau người, thai phụ nên dùng nước ở nhiệt độ từ 35 – 40 là vừa.

- Đề phòng nguy cơ sảy thai: Thời kỳ này, thai nhi mới hình thành, phôi thai vẫn chưa phát triển hoàn thiện, dễ bị ảnh hưởng bởi những kích thích bên ngoài như: nhiễm virut từ thức ăn thiếu vệ sinh… và có thể dẫn đến sảy thai. Vì vậy, thai phụ cần đảm bảo chế độ ăn uống hợp vệ sinh; nghỉ ngơi hợp lý; tránh lây nhiễm bệnh từ người khác…Nếu phát hiện có các dấu hiệu bất thường như: đau bụng dưới, chảy máu âm đạo… thì bạn cần kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra.

- Không uống rượu, không sử dụng thuốc bừa bãi và nhất là không được hút thuốc lá. Vì các chất này có thể là nguyên nhân gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi, bé có nguy cơ mắc phải hội chứng thai nhi bị nghiện rượu, các vấn đề về hô hấp, bé sinh ra sẽ bị nhẹ cân và rất nhiều các rắc rối nghiêm trọng khác về sức khỏe.
Nguồn: meyeucon

Ra máu khi mang thai tháng đầu

Hỏi: Chào Mẹ Yêu Con. Tôi đang mang thai tháng đầu, nhưng hôm vừa rồi tôi thấy ra huyết ít trong khi đi tiểu, và không kéo dài (mới chỉ bị 1 lần). Tôi rất lo lắng không biết là có vấn đề gì không, và tôi có thể quan hệ với chồng được không? Tôi có nên uống thuốc gì để dưỡng thai không? Xin Mẹ Yêu Con chỉ bảo giúp. Tôi xin cảm ơn.

Ra máu khi mang thai tháng đầu

Trả lời: Trong giai đoạn tháng đầu tiên của thai kỳ thường có nhiều lưu ý đối với việc dưỡng thai và quan hệ vợ chồng. Bạn có hiện tượng ra huyết động thai, chưa ổn định vì vậy bạn kiểm tra xem nếu hiện tại huyết vẫn ra thì nên đi khám bác sĩ. Bạn không nên quan hệ vợ chồng vào lúc này, nên nằm nghỉ hoàn toàn, ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu, món cháo cá chép là thực phẩm rất tốt cho người bị động thai.

Bạn chỉ nên uống thuốc khi có bác sĩ chuyên khoa sản kê đơn và chỉ dẫn. Cũng không nên quá lo lắng vì theo kinh nghiệm dân gian gọi đó là ra máu bào, nghĩa là chỉ 1 vài giọt là hết hẳn. Bạn nằm nghỉ qua hôm nay xem có hết ra huyết không nhé.

Chúc bạn mạnh khỏe.
Nguồn: meyeucon

Thai nhi 1 & 2 tuần tuổi

1. Làm thế nào để tính tuổi thai?

Tính tuổi thai từ lúc em bé bắt đầu hình thành quả là khó khăn! Sự phát triển của bào thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối, cho dù phải đến 2 tuần sau bào thai mới hình thành. Sở dĩ tuổi thai được tính từ ngày này là vì mỗi khi đến chu kỳ kinh, cơ thể của người phụ nữ đều chuẩn bị cho việc mang thai.

Thai nhi 1 & 2 tuần tuổi

Nếu tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, đa số tuổi thai trung bình là 280 ngày. Tính tuổi thai từ ngày đầu của kỳ kinh cuối là một tiêu chuẩn đo lường giúp cho nhân viên viên y tế theo dõi thai kỳ vì rất khó để biết chính xác khi nào bắt đầu thụ thai. Để biết thêm chi tiết, hãy xem những thông tin của chúng tôi về cách tính tuổi thai.

2. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Thai kỳ của bạn đã bắt đầu, nên bạn hãy nghĩ về việc mang thai. Thời điểm rụng trứng là điều quan trọng nhất bạn cần phải biết nếu mong muốn có thai. Sự rụng trứng xảy ra khi một trứng trưởng thành được phóng ra khỏi buồng trứng, rơi vào trong vòi trứng và chuẩn bị thụ tinh. Lớp niêm mạc của tử cung dày lên để chuẩn bị đón trứng đã được thụ tinh. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc tử cung này sẽ rụng đi. Trứng chưa thụ tinh rụng và niêm mạc tử cung bong ra hình thành hiện tượng kinh nguyệt.
Vài điều bạn cần biết về sự rụng trứng:
Một trứng sống được 12-24 giờ sau khi rụng.
Thường chỉ một trứng rụng vào mỗi chu kỳ rụng trứng.
Sự rụng trứng có thể bị ảnh hưởng bởi căng thẳng, bệnh tật, hay bất cứ sự thay đổi nào.
Một số phụ nữ có thể thấy những đốm nhạt màu trong giai đoạn rụng trứng.
Làm thế nào để theo dõi sự rụng trứng?

Chu kỳ hàng tháng của phụ nữ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh này đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh sau. Trung bình một chu kỳ kinh bình thường kéo dài từ 28-32 ngày. Ngày đầu tiên của chu kỳ rụng trứng trùng với ngày đầu tiên của chu kỳ kinh. Đa số sự rụng trứng xảy ra vào ngày thứ 11- ngày 21 của chu kỳ. Thời điểm này thường được gọi là “thời điểm thụ tinh” hay “giai đoạn thụ tinh” của chu kỳ kinh, vì vậy giao hợp ở thời điểm này có nhiều cơ hội thụ thai nhất. Để biết thêm thông tin về việc theo dõi rụng trứng như thế nào, hãy xem thêm phần kiến thức về thụ tinh, rụng trứng, và cách tính ngày rụng trứng.

3. Bé to chừng nào

Chưa có gì cả, nhưng hãy kiên nhẫn vì bào thai đang hình thành.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Cần có những thay đổi về cách sống để tăng khả năng thụ thai và sinh một em bé khỏe mạnh. Cần tập thể dục đầy đủ và duy trì một chế độ ăn uống hợp lý. Bạn nên uống thêm vitamin và ngưng sử dụng:
Cà phê
Chất đường tổng hợp
Rượu
Thuốc kích thích
Nicotine

Nếu như cần uống thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Để biết thêm chi tiết về dinh dưỡng trong thai kỳ, hãy xem phần thông tin về dinh dưỡng tiền thai kỳ.
5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Điều quan trọng nhất cần làm khi biết mình có thai là hãy sinh hoạt đúng cách, lành mạnh. Bởi vì sự thụ thai đã hình thành từ một tuần trước khi bạn nhận được nó nên sống lành mạnh ngay từ bây giờ sẽ bảo vệ bạn và em bé của bạn khỏi những chất độc và tác động có hại.

6. Dành cho cha của bé

Những người chồng thường không cảm nhận được vai trò của mình vào thời điểm này. Tuy nhiên, sức khỏe và cách sống của bạn cũng ảnh hưởng đến đứa con tương lai của bạn. Bạn nên xem xét lại chế độ dinh dưỡng, thuốc men, và thói quen như: hút thuốc, uống rượu, bất cứ loại thuốc nào. Bất cứ loại vitamin nào cũng có tác dụng tốt cho người đàn ông trong giai đoạn trước thai kỳ.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ
Nguồn: meyeucon

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 1

Tuần lễ đầu tiên của thai kỳ vẫn nằm trong chu kỳ kinh nguyệt của Bạn. Bởi vì ngày dự sanh của Bạn được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, tuần lễ này cũng được tính vào 40 tuần lễ mang thai của Bạn (còn gọi là thai kỳ) cho dù khi đó bé yêu vẫn chưa được hình thành trong bụng mẹ.

Tuần lễ đầu tiên:

Sự phát triển của trứng thụ tinh:

Tuần lễ đầu tiên của thai kỳ vẫn nằm trong chu kỳ kinh nguyệt của Bạn. Bởi vì ngày dự sinh của Bạn được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, tuần lễ này cũng được tính vào 40 tuần lễ mang thai của Bạn (còn gọi là thai kỳ) cho dù khi đó bé yêu vẫn chưa được hình thành trong bụng mẹ.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:

Trong suốt quá trình mang thai, tình trạng sức khỏe của Bạn và bé có liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy, trong khi còn đang chuẩn bị kế hoạch để mang thai, Bạn hãy dành thời gian chăm sóc và chuẩn bị thật tốt cho cơ thể để có thể thực hiện tốt chức năng làm mẹ sau này. Khi Bạn dự định mang thai, Bạn nên lưu ý các vấn đề sau:
Không uống rượu, không sử dụng thuốc bừa bãi và nhất là không được hút thuốc lá. Vì các chất này có thể là nguyên nhân gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi, bé có nguy cơ mắc phải hội chứng thai nhi bị nghiện rượu, các vấn đề về hô hấp, bé sinh ra sẽ bị nhẹ cân và rất nhiều các rắc rối nghiêm trọng khác về sức khỏe.
Thông báo cho BS biết về tất cả các loại thuốc Bạn đang sử dụng. Bạn nhất thiết phải cẩn trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bởi vì nhiều loại thuốc có thể gây tác động xấu đến thai nhi, như hoạt chất Isotretinoin, có trong thuốc trị mụn, làm cho thai nhi không phát triển. Một số các loại thuốc thông dụng khác mà BS có thể cho Bạn biết ngay rằng không được sử dụng bao gồm Aspirin và các loại thuốc giảm đau có hoạt chất Acetaminophen, các loại thuốc chống trầm cảm, các thuốc chống dị ứng, kháng sinh như Streptomycin và Tetracycline, các chất kháng đông dùng để chữa rối loạn đông máu, các thuốc chống động kinh trong điều trị các cơn động kinh. Tốt hơn hết Bạn nên tham khảo ý kiến của BS khi Bạn quyết định ngưng không sử dụng các toa thuốc này nữa và khi đó BS sẽ cho Bạn biết những lợi ích và những rủi ro có thể xảy ra khi tiếp tục sử dụng toa thuốc Bạn đang điều trị.
Duy trì thực đơn hằng ngày với đầy đủ các Vitamin, đặc biệt là Axit folic. Những phụ nữ đang muốn có thai nên sử dụng ít nhất 0.4 đến 0.8 milligram Axit folic mỗi ngày. Lượng Axit Folic được cung cấp đầy đủ sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra rủi ro khiếm khuyết về hệ thần kinh cho bé (dị tật sơ sinh gây ra bởi sự phát triển không hoàn chỉnh của não bộ và hệ tuỷ sống), chẳng hạn như dị tật đốt sống chẻ đôi. Hãy cho BS biết lượng Axit folic mà Bạn sử dụng mỗi ngày khi Bạn đang chuẩn bị mang thai.

Tuần lễ thứ 2:

Sự phát triển của Bé:

Bây giờ Bạn đang nghĩ về một màu hồng dễ thương hay một màu xanh mạnh mẽ vậy? Cho dù Bạn đang thật sự rất mong chờ để có thể biết được màu sắc nào để trang trí và sơn phết cho căn phòng bé cưng của Bạn, thì Bạn có biết không giới tính của Bé đã được xác định ngay tại thời điểm thụ thai, vào cuối tuần lễ đầu tiên. Trong 46 nhiễm sắc thể để tạo nên bộ gen của Bé, có hai nhiễm sắc thể – một từ tinh trùng và một từ trứng – quyết định giới tính của Bé. Mỗi một trứng có chứa một nhiễm sắc thể X, mỗi một tinh trùng có thể chứa một nhiễm sắc thể X hoặc một nhiễm sắc thể Y. Nếu tinh trùng có chứa nhiễm sắc thể X thụ tinh với trứng, Bạn sẽ sinh con gái, còn nếu tinh trùng đó chứa nhiễm sắc thể Y, Bạn sẽ có một Bé trai.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 1

Vào tuần lễ thứ hai, mặc dầu vừa mới được thụ tinh nhưng trứng vẫn hoạt động một cách liên tục. Trứng thụ tinh sẽ thực hiện quá trình nhân đôi. 30 tiếng sau khi thụ tinh, hợp tử sẽ phân chia làm đôi, sau đó là 4, sau nữa là 8 và cứ thế cứ nhân đôi liên tục trong suốt quãng đường di chuyển từ vòi trứng đến tử cung. Khi đến được tử cung, số tế bào lúc này đã là 32 và được gọi là noãn bào. Một tuần lễ sau khi thụ tinh, số tế bào lúc này sẽ là 256.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:

Mỗi lúc trứng rụng, lòng tử cung của Bạn sẽ dầy lên để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi sau này. Cơ thể Bạn sẽ tiết ra một loại hocmon (follicle stimulating – FSH) để kích thích trứng trưởng thành. Vào cuối tuần lễ này, trứng sẽ được phóng thích vào ống dẫn trứng.

Thường thì trứng rụng vào thời điểm giữa chu kỳ kinh nguyệt của Bạn (nếu chu kỳ kinh nguyệt của Bạn dài 28 ngày), khi trứng rụng thì khả năng thụ thai là cao nhất. Nếu Bạn gần gũi chồng vào lúc này mà không áp dụng bất kỳ một phương pháp tránh thai nào cả, Bạn có thể có thai. Sau khi xuất tinh, hàng triệu tinh trùng sẽ di chuyển một cách nhanh chóng từ âm đạo đến ống dẫn trứng, ở đó đã có một trứng chờ sẵn. Một trứng phóng thích sẽ cho phép chỉ một tinh trùng thâm nhập vào, và quá trình thụ tinh xảy ra. Trong suốt quá trình thụ tinh, gen di truyền của tinh trùng và trứng kết hợp với nhau. Vậy là giờ đây Bạn đã có thai – mặc dù có thể ngay cả Bạn cũng chưa biết rằng mình đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng.

Tuần thứ 3:

Sự phát triển của bé yêu:

Mặc dù Bạn Vẫn chưa biết rằng mình đã mang thai, nhưng trứng thụ tinh vẫn không ngừng thực hiện quá trình phân bào một cách liên tục. Qua hai tuần lễ đầu, trứng thụ tinh bây giờ đã phân chia thành hàng trăm tế bào và chúng đuợc gọi là phôi thai. Phôi thai có dạng hình ống và chứa đầy dịch lỏng – Bây giờ nếu như có thể nhìn thấy bên trong tử cung, phôi thai cũng đủ lớn để Bạn có thể nhìn thấy rõ.

Thường là vào khoảng giữa ngày thứ tư cho đến ngày thứ bảy sau khi thụ tinh, quá trình làm tổ diễn ra bằng cách phôi thai sẽ bám rễ và cắm chặt vào lớp lót bên trong lòng tử cung (nội mạc tử cung). Sự bám rễ vào nội mạc tử cung là một sự kết nối thiết yếu – nội mạc tử cung đã dầy lên sẵn sẽ cung cấp các dưỡng chất cho bào thai và giúp đưa các chất thải của bào thai ra ngoài. Và quan trọng hơn hết, lớp nội mạc tử cung tại vị trí này sẽ phát triển thành bánh nhau. Trong suốt quá trình mang thai, bánh nhau sẽ nuôi dưỡng và bảo vệ cho sự phát triển của thai nhi.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:

Bây giờ thời gian đã hơn một tuần kể từ lúc trứng thụ tinh, có thể bây giờ Bạn đã nhận ra mình đang có thai. Phôi thai sẽ bắt đầu tiết ra một loại hormon giúp cho lớp nội mạc tử cung không bị bong ra – đó là lý do tại sao Bạn có thể nhận biết được rằng Bạn đã bị mất kinh.

Cung cấp đầy đủ Vitamin cho cơ thể, đặt biệt là Axit Folic, chất đạm, Can-xi và Sắt là điều tối cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi của Bạn. Lượng Axit Folic mà Bạn cần bổ sung lý tưởng nhất là vào thời điểm trước khi Bạn có thai – đó là một điều rất quan trọng bởi vì Axit Folic giúp ngăn ngừa những khiếm khuyết của hệ thần kinh (Não, sống lưng và các cấu trúc có liên quan) được hình thành từ rất sớm trong thai kỳ.

Bạn nên ăn nhiều chất đạm, đó là thành phần tạo ra các mô mới, Bạn nên bổ sung gấp đôi lượng đạm trong suốt quá trình mang thai bằng cách nên ăn ít nhất 60 gram thịt mỗi ngày. Thêm vào đó là Can-xi, ít nhất 1.200 mili gam, rất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng cho bé. Vì vậy hãy chắc chắn rằng Bạn đã cung cấp một lượng đầy đủ các chế phẩm từ sữa, rau xanh và các loại củ quả. Chất Sắt rất cần thiết trong suốt quá trình mang thai để hỗ trợ cho sự gia tăng liên tục khối lượng máu của bé. Những thực phẩm cung cấp chất Sắt gồm có thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, …), rau củ, trứng, và rau xanh. Bạn nên ăn lượng thức ăn có chứa ít nhất 30 miligam Sắt mỗi ngày.

Tuần thứ 4:

Sự phát triển của bé yêu:

Đã 4 tuần lễ trôi qua, trứng thụ tinh giờ đây đã là một phôi thai có 3 lớp khác nhau. Lớp bên trong, được gọi là lớp nội bì, sẽ phát triển thành phổi, gan và bộ máy tiêu hóa của bé. Lớp giữa, được gọi như lớp trung bì, sẽ phát triển thành xương, cơ, thận, cơ quan sinh dục và tim. Cuối cùng, lớp ngoại bì hoặc lớp bên ngoài sẽ phát triển thành cơ và các bộ phận khác như da, tóc, mắt và hệ thống thần kinh.

Một xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu cho thấy Bạn đã mang thai vì phôi thai đã tiết ra hormon hCG (human Chorionic Gonadotropin), một loại hormon có liên quan đến thai kỳ. Que thử thai tại nhà cũng sẽ cho kết quả dương tính nhưng không chính xác bằng thử máu khi đang ở trong giai đoạn sớm của thai kỳ.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:

Các hormon do phôi thai tiết ra là nguyên nhân khiến Bạn có thể có các triệu chứng ốm nghén trong tuần lễ này của thai kỳ. Các triệu chứng như mệt mỏi, cảm giác ngứa ngáy, ù tai, đau vú hoặc là rất buồn nôn làm cho Bạn tưởng rằng mình sắp có kinh nguyệt bởi vì các triệu chứng nghén cũng tương tự như các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Và có thể một thời gian rất lâu sau đó Bạn mới nhận ra rằng thai nhi chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu trên.
Nguồn: meyeucon

Hướng dẫn chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé trước khi sinh

Các mẹ bầu đang vào 3 tháng cuối của thai kỳ rồi, chuẩn bị sinh con rồi, các mẹ đang rất vui mừng vì sắp chào đón con yêu rồi phải không? Bên cạnh đó, chắc các mẹ bầu cũng đang rất lo lắng không biết chuẩn bị đồ đạc gì cho mẹ và bé sơ sinh trước khi sinh. Hãy tham khảo kinh nghiệm của các mẹ đi trước chia sẻ nhé:

Trước khi sinh, cần chuẩn bị gì?

- Chuẩn bị cho bé: Bạn cứ ra hàng bán đồ sơ sinh, người ta sẽ cho bạn 1 danh sách những vật dụng, đồ dùng cần thiết cho cả mẹ và bé. Bạn yên tâm là sẽ rất đầy đủ, thậm chí là mua thừa ý chứ. Con đầu lòng nên bạn sẽ không cưỡng nổi việc mua quá nhiều thứ cho bé đâu. Như Thỏ nhà mình giờ đã được 5 tháng rưỡi mà có những bộ đồ sơ sinh bé chưa hề xỏ tay 1 lần nào. Nhưng theo mình, bạn không cần mua sắm nhiều đồ quá vì khi sinh xong sẽ được tặng rất nhiều đồ, thậm chí có thể xin lại đồ của họ hàng hoặc bạn bè đã có em bé trước mình sẽ tiết kiệm rất nhiều, bé còn nhỏ nên không quan trọng đồ mới hay cũ đâu, thậm chí đồ cũ lại mềm mại hơn với da bé. Chỉ cần mua vài bộ điệu điệu để cho bé đi chơi thôi. Bạn cứ mua đồ vừa phải thôi, nếu thiếu thì sau khi sinh lại sai bố cháu đi mua, lo gì!

- Chuẩn bị cho mẹ: Chuẩn bị cho mẹ nhưng thực ra cũng là cho bé, ngoài những vật dụng cần thiết cho mẹ, trước khi sinh, bạn nên tham gia 1 lớp học tiền sản, tìm đọc kinh nghiệm khi đi sinh của các mẹ, trên website dotcardglenndoman có rất nhiều, hỏi kinh nghiệm của những người quen, của mẹ đẻ mình (thường thì việc sinh đẻ của con gái rất giống mẹ – chẳng hạn như mình, trộm vía đẻ dễ giống y mẹ mình), tham khảo những món ăn lợi sữa nếu bạn xác định là sẽ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và mua 1 máy hút sữa (nếu có điều kiện).

Trước khi sinh khoảng 1 tháng nên tích cực ăn những món lợi sữa thì sau sinh sữa sẽ rất nhiều, đây là kinh nghiệm của bạn mình, trước khi sinh nó ăn rất nhiều đồ ăn lợi sữa, ngày nào cũng ăn xôi, nhờ thế nó đủ sữa cho con bú đến tận 2 tuổi, tập ngủ và nghỉ ngơi nhiều. Tại sao phải tập ngủ?, nếu bạn là tạng người dễ ngủ thì đơn giản rồi, nhưng nếu bạn khó ngủ (như mình chẳng hạn) thì sau khi sinh không thích ứng kịp sẽ không ngủ được nhiều và vô cùng mệt mỏi vì cả ngày quanh đi, quẩn lại chỉ là việc cho bú, thay tã, bé bú mẹ chỉ khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng là dậy đòi ăn, 1 ngày bé sẽ bú khoảng hơn 10 lần và từng đó lần bé xì xoẹt nếu không tranh thủ ngủ được ngay thì bạn sẽ rất mệt và đuối sức. Tìm người giúp mình sau khi sinh, tốt nhất là nhờ mẹ đẻ mình, nếu không được thì nhờ người quen thân thiết hoặc thuê người giúp việc, không nên nhờ mẹ chồng, còn nếu bạn và mẹ chồng quan hệ tốt thì cũng được.

Hướng dẫn chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé trước khi sinh

Chuẩn bị khi đi sinh tại bệnh viện:

Ngoài việc phải mang những thứ cần thiết cho mẹ và bé, nên mang theo máy hút sữa, sữa cho mẹ, cốm lợi sữa, không nên mang theo sữa công thức cho con vì sau khi sinh, trừ khi bạn bị bệnh lí gì đó mà không cho con bú được, còn không thì chắc chắn sẽ có sữa về. Sau khi sinh bé, tranh thủ cho bé bú ngay, nên tập cho bé bú nằm vì sau sinh mẹ chưa nên ngồi ngay, uống cốm lợi sữa, lúc bé ngủ thì tranh thủ hút sữa, sữa sẽ về nhanh và nhiều. Đây là kinh nghiệm của những mẹ nhiều sữa mà mình hóng hớt đc, chứ bản thân mình thì ít sữa kinh khủng.

Sau khi sinh:

Tranh thủ nghỉ ngơi bất cứ lúc nào, đừng ngại nhờ người thay tã cho bé, dọn dẹp giặt giũ quần áo hộ để bạn có thời gian ngủ, đừng tham công tiếc việc gì hết, nhà cửa có bề bộn 1 chút cũng chẳng sao, bạn hãy xác định là bạn và bé cần được ưu tiên nhất. Nếu bạn ít sữa hoặc không có sữa mà phải cho bé ăn thêm sữa ngoài thì cũng đừng buồn, bởi bạn chẳng có lỗi gì hết, hãy tự cảm thông với bản thân mình, còn mình hồi mới sinh ít sữa lắm, lại thêm mẹ chồng hay buông lời xỏ xiên, mình khóc suốt ngày, giờ nghĩ lại mới thấy mình yếu đuối thế. Nếu bạn nhiều sữa thì hãy cố gắng nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ nhé, đứa bạn mình nhiều sữa ý, con nó từ lúc mới sinh đến 8 tháng tuổi, không ốm 1 lần nào, giờ 2 tuổi rồi cũng chưa hề phải uống kháng sinh nhé.

Trên đây là những kinh nghiệm của mình, chắc là sơ sài lắm nhưng hy vọng giúp đc 1 chút gì đó cho bạn, làm mẹ lần đầu thật nhiều bỡ ngỡ, nhưng niềm hạnh phúc khi ôm đứa con đầu lòng thật lớn lao, cảm xúc cứ như tình yêu đầu tiên vậy. Chúc bạn mẹ tròn con vuông nhé!

Danh sách cụ thể những đồ dùng cần mua cho bé trước khi sinh

1. Áo dài tay : 10 cái -3c sz 1M, 7c sz 3M ( mua loại buộc dây là tốt nhất, nếu bé >3,5kg thì mua luôn 3M cũng được, vì trẻ con tầm này lớn nhanh lắm, lúc đầu bé mặc hơi rộng 1 chút cũng không vấn đề gì đâu, mình còn quấn tã quấn chăn các kiểu mà)

2. Quần dài : 20 cái ( đái nhiều, phải mua nhiều đề phòng mùa đông quần áo lâu khô)

3. Quần đóng bỉm : 8 cái từ 0 – 3 tháng, 8 cái từ 3 – 6 tháng ( tương tự như trên, có thể mua luôn 20c cũng được)

4. Áo gile mỏng 3 cái, Áo gile dày 3 cái ( các bé sơ sinh không nên cho mặc áo len)

5. Mũ tròn ôm đầu : 4 cái ( không cần dùng che thóp hay mũ buộc dây, mũ len gì cả, cái này là các bác sỹ nói với mình như vậy)

6. Bao tay, bao chân : 5 bộ ( nên mua cùng màu cùng loại, vì hay tuột bị vứt lung tung, nên tiện vớ được cái nào thì dùng cái đấy, khỏi phải tìm)

7. Yếm : 5c ( vừa giữ ấm cổ, giữ vệ sinh khi cho bé ăn)

8. Bộ chặn vỏ đỗ : 1 bộ

9. Gối : gối thường 1 cái ( hình như mua bộ chăn vỏ đỗ có cả gối vỏ đỗ luôn rồi đấy) các bác sỹ khuyên là không nên dùng gối chống lõm cho bé, các mẹ có thể dùng chính khăn mặt, khăn tắm gấp lại cho con gối là tốt rồi. Nếu thích các mẹ vẫn có thể mua 1 cái gối chống lõm, nhưng chỉ nên dùng khi cổ con đã cứng cáp hơn, 2 -3m trở lên.

10. Khăn sữa : 3,4 gói (30 – 40c) 20c loại mỏng 2 lớp, 15c loại dày 3 lớp, 5c loại 4 lớp ( các mẹ cũng có thể dùng loại khăn sữa của Nhật, nhưng nó hơi tốn .hihi)

11. Khăn xô lót : 1 gói (10c) dùng để đóng tã cho bé, nếu định dùng tã giấy và bỉm luôn cho con thì không cần mua.

12. Tã chéo, Tã vuông : nếu không dùng tã giấy bỉm thì phải mua nhiều tầm 30c- 40c, vì mùa đông lâu khô. Còn nếu dùng bỉm và tã thì chỉ cần mua 10 cái, dùng để quấn quanh bụng bé cho ấm bụng, ấm chân, ngoài ra có thể dùng thay quần đóng bỉm nếu chưa kịp khô

13. Khăn tắm xô : 3-4c : dùng để lau khô người cho bé khi tắm xong (khăn xô thấm hút rất tốt mà phơi cũng nhanh khô)

Khăn bông to : 2c ( cái này cũng rất tiện, vừa lâu thấm người cho bé, vừa quấn cho bé, và dùng làm gối cho bé được)

14. Miếng lót : – Miếng lót nhỏ: Dùng khi thay tã, bỉm cho bé. Những lúc bé ị đùn thì kê đít bé nên miếng lót để không làm bẩn giường chiếu: Nên mua 5 chiếc
- Miếng lót lớn Hiền Trang hoặc Đài Loan để kê dưới người bé lúc bé nằm ngủ tránh để ướt giường nếu bé tè ra ngoài. Nên mua 2 chiếc.

15. Chăn choàng, khăn ủ bé : 2c ( dùng cho bé khi đi ra ngoài, ở nhà cũng có thể quấn, hoặc dùng làm chăn cho bé)

16. Bình sữa : 2c( 150ml, 240ml thủy tinh, cổ rộng, hoặc mua luôn loại 240ml luôn thì đỡ phải mua nhiều, lúc đầu con không ăn được nhiều thế nên cầm hơi mỏi tay) Núm vú : 2c (silicon), Cọ rửa bình : 1 c

17. Băng rốn, tưa lưỡi : mỗi loại 5 hộp

18. Kem chống hăm : 1 hộp

Phấn rôm : bây giờ không dùng cái này nữa các mẹ nhé (bác sỹ bảo thế)

19. Sữa tắm gội : 2 lọ ( nên dùng của Lactacyd)

20. Làn đựng đồ :1 cái
Chậu tắm : 1 cái (mua luôn loại to, con lớn dùng là vừa, tránh phải mua nhiều)
Chậu nhỏ rửa mặt :1 cái
Xô : 1c : lúc tắm cho con nên có thêm 1 xô đựng nước sạch để múc tráng dội cho con
Mắc quần áo, kẹp quần áo
Giỏ, xô để quần áo bẩn : 1c để lúc thay tã vứt vào cho tiện
Ghế nhựa nhỏ : để ngồi lúc tắm bé

21. Khăn voan mỏng : 1c ( nên mua màu trắng)

22. Bông tai : 1 hộp

Bông gòn : mua cả bịch bông cuộn to rồi về cắt thành từng miếng nhỏ cho vào trong lọ dùng dần, rất tiện khi vệ sinh mắt, rốn cho bé

23. Đo nhiệt độ nước tắm : 1c (có thể dùng cùi chỏ của mình để đo nên không cần thiết lắm)
Đo nhiệt độ phòng : 1 c

24. Cốc có nắp đậy + thìa nhỏ = silicon mềm để bé không bị đau : 1c ( cho bé uống nước)

25. Nước giặt, nước rửa bình sữa : 1 loại 1 chai

26. Khăn giấy ướt : 5 bịch

27. Nước muối sinh lý : 1 chai to, 3-4 chai nhỏ

28. Cồn 70 độ : 1 lọ : vệ sinh cuống rốn cho bé

29. Tã giấy : 5 bịch Bobby Newborn 1 ( dùng trong tháng đầu)
5 bịch NB2 ( dùng từ tháng t2 trở đi), ngoài ra mua thêm bỉm cho bé để đóng ban đêm ( cái này còn tùy nhu cầu của các con, cứ mua tạm thế, thiếu thì mình nhờ ông xã chạy đi mua cũng được)

30. Bộ body : (cái này giờ rất nhiều mẹ thích vì tính tiện lợi, nhưng nên dùng chỉ con được khoảng 3 tháng trở lên, vì mới đầu bé ị và tè rất nhiều, hoa cà hoa cải là toe toét hết cả ra quần áo, mỗi lần thế lại phải thay cả bộ, rất tốn thời gian, công sức và tiền của ) : mua sẵn khoảng 3 bộ size lớn, dài tay, dài chân, loại đóng cúc xuống chân, tầm 3 tháng sau là cũng vào dịp tết các mẹ có thể cho con mặc đi chơi rồi.

31. Sữa non : 1 hộp 400g ( nếu cho bé bú mẹ hoàn toàn 100% là tốt nhất, không cần cho ăn sữa ngoài, các mẹ đừng lo sợ con còi, sữa mẹ là đầy đủ chất dinh dưỡng nhất cho con rồi ạ)

32. Bộ túi đựng đồ cho mẹ và bé: cái này khá tiện khi bé cần đi ra ngoài, đi tiêm..

33. Màn chụp : 1c ( nếu mẹ cho con ngủ trên giường cùng mình thì cần mua để tránh muỗi cho bé)

34. Cũi, quây cũi, màn cũi, đệm : 1 bộ ( mua cái này thì không cần màn chụp nữa)

35. Tủ nhựa đựg đồ : 1c

36. Máy hút sữa : tùy theo khả năng và nhu cầu mà đầu tư loại hút tay, hay hút điện ( tuyệt đối không nên dùng loại xilanh, đau và hỏng ti đấy ạ)
Cái này em đi học nên nói rõ thêm với các mẹ là : nếu biết cách mình hoàn toàn có thể vắt sữa = tay cho con, còn nếu không tự tin thì đầu tư 1 cái máy hút sữa. Nếu con không bú hết thì mình phải vắt hết ra luôn, không được để ứ sữa lại sẽ dẫn tới cương tức bầu ngực, gây tắc sữa, thậm chí apxe vú, đau khủng khiếp đấy ạ. Sữa các mẹ vắt ra có thể trữ lại trong tủ lạnh cho con bú lần tiếp theo. Việc vắt sữa thường xuyên còn kích thích sữa tiết ra nhiều hơn. Và nhất là với mẹ nào phải đi làm thì việc vắt sữa để dự trữ cho con ở nhà là rất tốt.

37. Máy tiệt trùng bình sữa, máy hâm sữa : tùy theo điều kiện và nhu cầu, nếu ko chỉ cần dùng theo các phươg pháp phổ thông như tiệt trùng và hâm sữa bằng nước nóng là ok rồi ạ

38. Cặp nhiệt độ cho bé : 1c

39. Giấy thấm 1 chiều : 1 gói, lót dưới tã, bỉm rất tiện vào ban đêm, nếu con xì xọet nhiều chỉ cần rút cái đấy ra vứt đi là xong, đỡ phải thay nhiều

40. Bình uống nước: Dùng cho bé uống nước tránh bị sặc hay trớ cho bé

41. Cắt móng tay cho bé: 1 cái ( e thấy các mẹ sinh trước hay mách là lúc bé mới sinh còn non nớt, móng tay móng chân nhỏ xíu, nên mình chỉ dùng răng của mình để gặm cho con thôi, em thì chưa biết thế nào, cứ sắm sẵn cho con, dùng được thì dùng không thì để lớn lên chút dùng cũng ok)
Hút mũi : 1 cái, dùng khi con có nước mũi hoặc bị sổ mũi

42. Ty giả: Chất liệu cao su, silicon mềm mại an toàn ( cái này mua sau cũng được)

43. Địu cho bé : 1 cái ( khá tiện lợi khi cho bé ra ngoài hoặc khi mình cần làm việc nhà, nên mua loại có đỡ cổ cho bé mới sinh)

44. Xe đẩy: 1 cái đưa bé đi chơi ( cái này tùy điều kiện gia đình)

45. Máy sưởi : cần thiết khi tắm bé, giữ ấm phòng cho bé, mọi người thườg khuyên nên dùng máy sưởi dầu là tốt nhất, giá khoảng hơn 2 triệu . Cái này cũng tùy nhu cầu thôi.

Chuẩn bị đồ dùng cho mẹ trước khi sinh
Chuẩn bị đồ dùng cho mẹ trước khi sinh

1. Áo lót cho con bú : 2 -3 c

2. Miếng lót thấm sữa : 2 gói

3. Quần lót giấy : 2 gói( 10c)

4. BVS Diana mama : 1 bịch

5. Bỉm caryn cho mẹ : 5-6 miếng ( dùng trong nhữg ngày đầu khi sản dịch ra nhiều)

6. Quần áo sau sinh, tất chân

7. kem đánh răng, thuốc đánh răng, khăn mặt, listerine, sữa tắm .. : nếu đẻ mổ phải nằm lâu trong viện thì nên mang theo

8. Thuốc giảm đau : loại đút đít ý ạ ( cái này sau khi sinh thường hay mổ đều rất đau, dùng sẽ đỡ đau rất nhiều)

9. Gen quấn bụng : cái này em khuyên các mẹ nên để sau 1 tháng hãy dùng, không được quấn ngay lúc mới sinh như nhiều mẹ nghĩ đâu, nó không làm giảm vòng bụng của mình mà còn có thể làm bế sản dịch, tử cung không co hồi được, vô cùng nguy hiểm.
Nguồn: dotcardglenndoman