10 siêu thực phẩm dành cho bà bầu

10 siêu thực phẩm dành cho bà bầu

10 thực phẩm dưới đây không những giúp các bà bầu ngon miệng mà còn có tác dụng rất lớn trong việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi

Bí quyết ăn uống cho một thai kỳ khỏe mạnh

Bí quyết ăn uống cho một thai kỳ khỏe mạnh

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, chế độ ăn uống lành mạnh đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang lên kế hoạch thụ thai hoặc bạn đang mang thai, hãy biết rằng ăn uống lành mạnh là một điều rất quan trọng

5 điều tuyệt vời bạn chưa biết về việc có con

5 điều tuyệt vời bạn chưa biết về việc có con

Bạn đã từng nghe quá nhiều chuyện kể về sự tuyệt vời khi có em bé. Tuy nhiên những điều thú vị sau đây hẳn sẽ khiến bạn phải bật cười thích thú đấy

Tuesday, April 21, 2015

6 câu hỏi thường gặp về “đẻ không đau”

“Không đau gì bằng đau đẻ”, nỗi lo sợ lẫn lời đồn khi đẻ sẽ đau “thấu trời xanh” khiến mọi sản phụ đều muốn chọn cho mình phương pháp đẻ không đau. Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước tiên tiến như Hoa Kỳ, các nước châu Âu… Dưới đây là những câu hỏi thường găp về phương pháp “đẻ không đau”.
Ảnh minh họa: Getty Images
1. Tôi có lợi gì khi thực hiện phương pháp “đẻ không đau”?
Bên cạnh việc hoàn toàn không có cảm giác đau trong suốt thời gian đau bụng sinh, lúc sinh và ngay cả thời gian đầu sau sinh, kỹ thuật đẻ không đau thường giúp chuyển dạ nhanh hơn và hiệu quả hơn. Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho các sản phụ có bệnh như cao huyết áp, tim mạch…
2. “Đẻ không đau” con tôi có bị ảnh hưởng gì không?
Do dùng nồng độ thấp, các thuốc được dùng hoàn toàn không ảnh hưởng đến bé sơ sinh.
3. Phương pháp đẻ không đau có những bất lợi nào không?
Một số trường hợp có thể có dấu hiệu như run, lạnh… Một số rất ít trường hợp tác dụng giảm đau không được được như mong muốn. Một số trường hợp có thể bị đau lưng hoặc nhức đầu nhẹ thoáng qua. Một số rất hiếm có thể có một số biến chứng về nhiễn trùng hay khối máu tụ ngoài màng cứng nếu kỹ thuật thực hiện không phù hợp.
4. Đối tượng nào thích hợp để thực hiện phương pháp “đẻ không đau”?
Hầu như mọi sản phụ (chỉ trừ các sản phụ có bệnh lý về cột sống hay bệnh lý sốt nhiễm trùng) đều có thể thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng để đẻ không đau.
5. Tôi cần làm gì khi muốn thực hiện “đẻ không đau”?
Khi có nhu cầu đẻ không đau, bạn cần báo cho nữ Hộ sinh tại khoa sinh biết về nhu cầu đó. Sau đó bạn sẽ được bác sĩ khám xem có phù hợp cho kỹ thuật này không và tiến hành chuẩn bị. Bạn sẽ được yêu cầu nằm nghiêng bên trái và cong người càng nhiều càng tốt. Tư thế này khá khó khăn khi bạn đang đau bụng đẻ, tuy nhiên nếu bạn làm tốt thì thủ thuật sẽ nhanh hơn và sẽ hết đau nhanh hơn. Sau khi được bơm thuốc vào cột sống, bạn sẽ thấy hết đau liền ngay sau đó.
6. Sau khi tiêm thuốc gây tê đẻ “đẻ không đau”, tôi sẽ sinh thường hay sinh mổ?
Bạn sẽ được theo dõi trong thời gian chuyển dạ sinh. Như mọi cuộc sinh khác, nếu tiến triển tốt, bạn có thể sinh thường. Nhưng nếu khó khăn, bạn có thể được mổ sinh hay sinh giúp để đảm bảo an toàn cho mẹ và con. Kỹ thuật “đẻ không đau” giúp bạn hoàn toàn không thấy đau trong khi đang chuyển dạ và không ảnh hưởng nhiều đến cách sinh sau cùng của bạn.
Cũng như mọi thủ thuật thuốc men khác, biện pháp “đẻ không đau” không phải hoàn toàn không có biến chứng hay tác dụng không mong muốn. Bạn cần thực hiện theo chỉ dẫn của Bác sĩ để cuộc sinh được diễn ra an toàn nhất. Chúc bạn mẹ tròn con vuông.

Mẹ bầu có nên uống nước rau má?

Rau má là món nước uống giải nhiệt phổ biến trong những ngày khí hậu nóng bức và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên với mẹ bầu thì có nên dùng món này không?
Lợi ích từ rau má
Theo Trung y, rau má có tính mát, vị hơi đắng. Khi ăn ở dạng tươi, rau má giúp duy trì sự trẻ trung, chống lại lão hóa làn da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da làm cho da căng đầy sức sống và bề mặt da săn chắc hơn.
Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Loại nước sắc này cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực). Loại thuốc đắp từ lá cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt.
Không chỉ thế, các sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá trong rau má có thể làm chậm sự lão hoá làn da, cải thiện vi tuần hoàn và chữa những chứng bệnh ngoài da thường gặp.
Đừng nghĩ rau má tốt mà lạm dụng, nhất là với mẹ bầu. Ảnh: Internet
Mẹ bầu có nên dùng rau má?
Mặc dù rau má khi xay lấy nước uống rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, chữa mụn nhọt… nhưng nhiều người lại cho rằng rau má có tác động xấu đến thai nhi, nhất là những thai phụ có dấu hiệu động thai thì việc uống nước rau má là vấn đề cần cân nhắc.
Trong một số trường hợp, rau má làm tăng lượng cholestereol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều. Nếu dùng nước rau má thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều tiết nhiệt của cơ thể, gây ức chế nhiều quá trình sinh lý và sẽ hại cho sức khoẻ.
Có nhiều ý kiến cho rằng, bà bầu khi mới cấn thai không được uống rau má cho tới lúc 15 tuần. Nguyên nhân do rau má mát nên dễ làm sẩy thai đối với những người cơ địa yếu.
Nhiều chị em khác lại khuyên không nên uống nước rau má, do loại rau này được phun nhiều thuốc, không đảm bảo vệ sinh, và hậu quả thường gặp nhất ở các mẹ bầu là sẩy thai. Một số ý kiến khác lại cho rằng, chỉ kiêng uống rau má trong 3 tháng đầu, còn sau đó thì có thể uống nhưng không nên uống thường xuyên.
Sự thật là, cái gì lạm dụng quá nhiều đều không tốt, mặc dù bản thân nó có nhiều lợi ích sức khỏe không thể chối cãi. Một số loại thực phẩm tốt cho người bình thường, nhưng chưa hẳn có lợi cho bà bầu. Tốt nhất mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình để xem có cần thiết phải bổ sung rau má vào thực đơn hàng ngày hay không.

Bổ sung canxi an toàn cho mẹ bầu

Hầu hết canxi trong cơ thể chúng ta được tìm thấy ở xương. Khi mang thai, cơ thể mẹ chuyển canxi cho thai nhi để hỗ trợ thai nhi phát triển. Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ canxi, thai nhi có thể lấy canxi từ xương của mẹ khiến người mẹ có nguy cơ bị loãng và mỏng xương sau này.
Lượng canxi cần cho mẹ mang thai là 1200 mg mỗi ngày. Và dưới đây là những cách bổ sung canxi an toàn cho mẹ bầu, bạn hãy tham khảo nhé.
1. Canxi từ sữa và các chế phẩm từ sữa
Canxi có thể được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Mẹ có thể ăn các sản phẩm từ sữa trong các bữa ăn và các bữa ăn vặt là một cách hay để bổ sung canxi từ khẩu phần ăn.
Cụ thể như sau: một ly sữa (sữa nguyên kem, sữa ít béo và sữa tách béo) chứa khoảng 280 mg canxi. Phô mai (phô mai miếng, phô mai cắt sợi, phô mai ricotta và phô mai dạng kem) cũng rất giàu canxi. Sữa chua và kem cũng là nguồn cung cấp canxi nữa đấy.
Canxi có thể được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Ảnh: Internet
2. Canxi từ rau củ quả
Một số loại rau và trái cây có chứa canxi và nhiều nữa là khác. Các loại rau ăn lá sậm màu (cải rổ, rau chân vịt), đậu bắp, đậu xanh và bông cải xanh rất giàu canxi. Những loại trái cây giàu canxi gồm có cam, đào, dâu, quả lý chua (currant) và sung.
Một số loại đậu (đậu trắng, đậu chickpea, đậu tây, đậu hầm) cung cấp không những canxi mà còn có các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kì như sắt và chất đạm. Ngoài ra các loại hạt như hạt hạnh quả, óc chó, hạt dẻ cũng có nhiều canxi, nếu không bị dị ứng thì mẹ bầu có thể ăn thêm các loại hạt này.
Ảnh: Internet
3. Canxi từ thực phẩm chế biến sẵn
Nhiều thực phẩm chế biến sẵn cũng được bổ sung canxi như nước cam, nước táo, ngũ cốc ăn sáng, bánh mì, mì, bột yến mạch. Mẹ bầu nên đọc kỹ nhãn hiệu để biết lượng canxi được bổ sung. Ngoài ra một số loại đậu hũ được ngâm trong dung dịch canxi khi chế biến cũng là nguồn cung cấp canxi tốt cho mẹ đấy.
4. Canxi từ viên uống bổ sung
Viên bổ sung vitamin cho bà bầu cũng có chứa canxi. Nếu mẹ gặp vấn đề với các thực phẩm có chứa canxi thì có thể nhận canxi từ nguồn bổ sung này. Mẹ nên tham khảo ý kiển của bác sĩ về liều lượng và loại viên bổ sung canxi nhé.

Monday, April 20, 2015

Làm sao mẹ biết con đã bú no?

Đây là câu hỏi phổ biến của những bạn lần đầu làm mẹ và cho con bú. Sau tất cả, bạn muốn chắc chắn rằng con nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết nhưng bạn không thể xem được rằng thật sự con đã bú được bao nhiêu sữa.
Trong thực tế, có những mẹ hầu như đã cho con bú “cạn” nhưng em bé vẫn không nhận đủ lượng sữa cần thiết. Và nếu tình trạng này không được giải quyết thì bé có thể bị mất nước, chậm phát triển.
Sau khi bú xong bé có vẻ thoải mái và hài lòng. Ảnh minh họa: Internet
Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết con yêu đã nhận được đủ chất dinh dưỡng:
- Ngực của mẹ thấy nhẹ nhàng hơn sau khi con bú, bởi em bé đã “dọn” sạch sữa được chứa trong đó rồi.
- Sau khi bú xong bé có vẻ thoải mái và hài lòng.
- Lúc vừa sinh xong bé sẽ mất một ít trọng lượng, sau đó sẽ tăng cân lại nhanh. Hầu hết bé mất 5-9% trọng lượng sơ sinh, và sau đó lấy lại trong 2 tuần. Nếu bé nhận đủ sữa mẹ, mỗi tuần bé sẽ tăng khoảng 0,3kg trong tháng đầu; 2-3 tháng sau tăng mỗi tuần bé có thể tăng từ 0,1 – 0,2 kg.
- Trong những ngày đầu, khi bé được bú sữa non quý giá, bé có thể cần thay tã ướt 2 lần/ngày thôi, vì tất cả dưỡng chất đã được bé hấp thu.
- Trong tháng đầu tiên, bé có thể đi ngoài 3 lần/ngày, sau đó sẽ ít hơn khi ra tháng thậm chí 2-3 ngày mới đi một lần. Điều này hoàn toàn bình thường với bé bú mẹ.
Dấu hiệu cảnh báo bé không nhận đủ sữa:
- Bé đang giảm cân. Và nếu bé không bắt đầu lấy lại cân nặng sau sinh sau 5 ngày hoặc không hề tăng cân thì phải báo ngay cho bác sĩ.
- Sau 24 giờ, bé chỉ làm ướt 2-3 tã giấy, là bé đã bị thiếu nước.
- Nước tiểu sậm màu (giống màu nước táo ép).
- Bé quấy khóc và thậm chí ngủ ngay sau khi bạn đặt bé vào ngực nhưng rất khó để đưa bé ra.
- Bú lâu hơn nhưng không có vẻ hài lòng.
- Ngực của mẹ không cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
- Mẹ không nghe bé nuốt gì.
Nếu mẹ lo ngại bé không nhận đủ sữa, hãy nói ngay với bác sĩ để được tư vấn nhé.
EBE lược dịch

10 “không” với phụ nữ sau sinh

Kiêng cữ chăm sóc sức khỏe đúng cách sẽ giúp mẹ sau sinh luôn khỏe mạnh tránh được những biến chứng đáng tiếc xảy ra. Vì thế, các mẹ sau sinh cần lưu ý những điều "KHÔNG" sau đây.
Kiêng cữ chăm sóc sức khỏe đúng cách sẽ giúp mẹ sau sinh luôn khỏe mạnh. Ảnh minh họa: Internet
1. Không quên bổ sung các vi chất cần thiết
Chỉ trông đợi từ nguồn thức ăn hàng ngày là không đủ, mà bạn cần bổ sung những vi chất cần thiết thường xuyên, bằng cách dùng thuốc từ giai đoạn mang thai cho đến nhiều tháng sau khi sinh.
Đối với những mẹ nuôi con bằng sữa mẹ lại càng cần phải chú ý điều này, vì ngoài nhu cầu cho cơ thể mẹ còn phải “chia” cho cả em bé. Nếu không, lượng sữa tiết ra hằng ngày sẽ “rút” dần những chất này của người mẹ đến mức cạn kiệt, rất khó có thể hồi phục lại sức khỏe ban đầu, nguy hiểm hơn có thể để lại những biến chứng về sau.
2. Không ngồi nhiều, luôn cho con bú trong tư thế ngồi
Cơ thể người phụ nữ vừa mới sinh còn yếu, nếu ngồi nhiều sẽ dễ mắc chứng đau lưng kinh niên. Ngoài ra, tử cung bị co thắt mạnh chưa hồi phục, việc ngồi quá nhiều, nhất là ngồi xổm khiến cho tử cung có thể bị sa, gây nguy cơ đối với sức khỏe cũng như những lần sinh tiếp theo. Giải pháp tốt nhất là nên đi lại nhẹ nhàng 1, 2 lần trong ngày để cơ thể được vận động, từ đó điều hòa khí huyết.
3. Không dùng bông gòn nhét vào tai trong thời gian dài
Nếu nhét bông gòn vào tai trong thời gian dài, bạn sẽ dần mất đi khả năng lắng nghe và cảm thấy rất ù tai với tiếng động xung quanh.
4. Không tẩm bổ quá nhiều
Nhiều phụ nữ thường xuyên lo lắng rằng mình không có đủ sữa cho bé bú. Vì vậy, họ ra sức ăn thật nhiều mà chủ yếu là ăn những đồ ăn giàu đạm như: móng giò, thịt lợn, thịt gà… Kết quả là thân hình “nở ra” một cách không thể phanh lại được. Chính điều này sẽ lại biến thành nỗi lo lớn của họ khi sắp sửa đi làm trở lại.
5. Không nằm gác chéo hai chân lên nhau để âm đạo khép lại
Tư thế này ngăn sản dịch thoát ra ngoài, không tốt cho sản phụ. Tư thế nằm đúng là duỗi thẳng, hai chân khép sát vào nhau.
6. Không kiêng tắm quá lâu
Mặc dù rất khó chịu do cả ngày sữa chảy đầm đìa, mồ hôi nhễ nhại nhưng chị em vẫn cố nhịn tắm gội vì kiêng. Thực ra chỉ cần kiêng tắm gội trong khoảng một tuần. Thời gian này sản phụ nên lau người nhẹ nhàng và thay quần áo thường xuyên.
7. Không tự ý dùng thuốc
Sản phụ không nên tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc bổ, trong thời gian cho con bú để không ảnh hưởng tới chất lượng sữa cũng như sức khỏe của em bé.
8. Không đốt than sưởi
Tuyệt đối không nên đốt than trong phòng vì khí than có thể gây ngạt thở và ngộ độc não.
9. Không nằm phòng quá kín
Sau sinh nằm trong phòng quá kín cũng như mặc thật nhiều quần áo có thể gây bất lợi cho cả mẹ và bé. Trước hết là vấn đề không khí lưu thông trong phòng: nếu phòng đóng kín cửa, không có không khí lưu thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho cả mẹ và bé.
Nên tắm nắng mỗi ngày trước 8h, và không nên tắm nắng quá 30 phút để giúp cho cơ thể mẹ phục hồi sức khỏe và giúp bé mau phát triển.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, cơ thể người phụ nữ sau sinh là rất yếu, sức đề kháng cũng kém hơn bình thường. Do đó mẹ không nên hoạt động mạnh và cần chú ý giữ ấm hơn bình thường. Nhiệt độ lý tưởng cho cả mẹ và bé trong phòng ngủ là 25 độ C.
10. Không nên kiêng tắm gội quá lâu
Mặc dù rất khó chịu do cả ngày sữa chảy đầm đìa, mồ hôi nhễ nhại nhưng nhiều mẹ vẫn cố nhịn tắm gội vì kiêng. Thực ra chỉ cần kiêng tắm gội trong khoảng một tuần, nhưng trong thời gian này nên lau người nhẹ nhàng và thay quần áo thường xuyên.
Kiêng tắm rửa quá lâu sẽ càng làm cho mẹ thêm mệt mỏi, thậm chí ăn không ngon, ngủ không yên, khó có thể có đủ sức lực để chăm sóc em bé. Như vậy mới là yếu tố dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Siêu âm nhiều có hại cho thai nhi không?

Q: Hình như mình bị nghiện siêu âm, càng đến những tuần cuối mình càng thích siêu âm, cuối tuần nào cũng đi để được ngắm em bé. Cho mình hỏi siêu âm nhiều có hại hay không? Vì mình thấy có bác sĩ nói không, có người lại nói có?
(Đoàn Vũ Hoàng Anh)
Cho tới nay, chưa có nghiên cứu nào cho biết siêu âm có thể gây hại cho thai nhi. Ảnh: Getty Images
A: Chào bạn! Siêu âm giúp ghi lại hình ảnh của thai nhi ở trong bụng mẹ. qua đó, quan sát được sự phát triển của thai nhi, tình trạng nhau và ối; đồng thời, siêu âm có thể giúp phát hiện được sớm những dị tật bẩm sinh của thai. Có 3 thời điểm bắt buộc phải siêu âm: tuần 12 - 14, để tính tuổi thai, đo độ mờ da gáy nhằm phát hiện sớm bất thường nhiễm sắc thể; tuần 21 - 24: nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe thai nhi, phát hiện các bất thường khác của thai nhi. Tuần lễ 30 - 32 của thai kỳ, siêu âm có thể phát hiện những bất thường xuất hiện muộn ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não. Lần siêu âm này, các bất thường ở dây rốn, lượng nước ối cũng sẽ được kiểm tra.
Cho tới nay, chưa có nghiên cứu nào cho biết siêu âm có thể gây hại cho thai nhi, tuy nhiên cũng không nên lạm dụng siêu âm quá nhiều, vì ngoại trừ những thời điểm cần thiết phải siêu âm để chẩn đoán, các thời điểm khác không mang lại giá trị khoa học.
Lữ Thị Trúc Mai
Trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Hùng Vương

Dưa hấu, bí đỏ chữa phù chân khi mang thai

Trong quá trình mang thai có tới 50% phụ nữ bị phù cổ chân và cẳng chân. Một số nguyên nhân có thể gặp như khi thai to, tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép, tuần hoàn máu giảm, ăn mặn quá, sự sụt giảm hàm lượng kali trong chế độ ăn uống, hàm lượng axit uric trong máu tăng cao… Một số loại thực phẩm có thể giúp mẹ phòng và hỗ trợ điều trị chứng phù chân như dưa hấu, bí đỏ.
Dưa hấu
Dưa hấu, bí đỏ chữa phù chân khi mang thai 1
Ảnh minh họa: Getty Images
Trong dưa hấu có chứa nhiều chất dinh dưỡng giá trị, đặc biệt giàu các chất khoáng vi lượng như canxi, sắt, magie, axit folic, là một sinh tố nhóm B cần cho sự tạo máu tác dụng hạ nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc cho gan, tốt cho phụ nữ mang thai.
Bí đỏ
Dưa hấu, bí đỏ chữa phù chân khi mang thai 2Ảnh minh họa: Getty Images
Có tính hàn, vị ngọt, nhiều nước, có thể chống khát, lợi tiểu. Bí đỏ là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin nhóm B, PP, E và C, chất sắt, axit folic, magiê, kali, đồng, kẽm… nhiều nguyên tố vi lượng và axit amin khác. Bí đỏ chứa nhiều carotenen, có tác dụng chống oxy hóa. Đặc biệt, nếu mang thai vào mùa hè thì nên ăn bí đỏ giúp giải nhiệt, thải độc rất tốt.
Giảm ăn mặn
Ít nhiều chứng phù chân ở phụ nữ mang thai có liên quan đến việc ăn mặn. Vì vậy, thai phụ cần giảm lượng muối đưa vào cơ thể và uống đủ nước giúp cơ thể thải hết độc tố ra ngoài, tránh gây phù nề lên chân tay. Ngoài ra, cần tránh uống các loại nước có chứa cồn, cafein…

Sunday, April 19, 2015

Trái cây mùa hè, không phải loại nào cũng tốt cho bầu

Trái cây là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi cho thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, không phải trái cây nào cũng hoàn toàn tốt cho mẹ bầu, thậm chí có thể gây sảy thai nếu lạm dụng.
Sầu riêng: Sầu riêng rất giàu năng lượng, mỗi 100g cung cấp đến 147kcal. Do đó, loại quả này không tốt cho những thai phụ trong nhóm nguy cơ thừa cân, bị cao huyết áp hoặc tiểu đường vì có thể làm bệnh diễn tiến xấu hơn.
Trái cây mùa hè, không phải loại nào cũng tốt cho bầu 1Ảnh minh họa: Getty Images
Xoài xanh: Xoài giàu ka-li (155mg/100g xoài) và can-xi (10mg/100g xoài), rất tốt cho các thai phụ có nguy cơ thiếu sắt. Ngoài ra, xoài còn rất giàu vitamin C (27,7mg/100g xoài), chứa nhiều phenol (chất có chức năng chống ô-xy hoá) và selenium giúp cơ thể chống lại bệnh tim mạch. Vị chua của xoài xanh khiến nó là món ăn vặt hữu hiệu giúp xoa dịu những cơn nôn ói của thai phụ.
Nhưng ăn quá nhiều xoài xanh có thể làm tăng lượng a-xit trong bao tử, gây cảm giác khó chịu như xót ruột, đầy bụng. Thai phụ chỉ nên ăn xoài khi no.
Trái cây mùa hè, không phải loại nào cũng tốt cho bầu 2
Ảnh minh họa: Getty Images
Dưa hấu: Dưa hấu có 91% là nước, giàu chất chống ô-xy hoá, vitamin A, C, ka-li, magiê. Loại quả này cũng giúp thai phụ chống lại tình trạng mất nước, giúp xoa dịu những cơn ợ nóng, buồn nôn.
Ăn quá nhiều dưa hấu gây đầy bụng, no hơi. Ngoài ra, do dưa hấu có hàm lượng đường cao, thai phụ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng cân nhanh không nên ăn nhiều dưa hấu.
Quả vải: Quả vải có hàm lượng đường quá cao, không tốt cho những thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân. Bên cạnh đó, vải có tính nóng nên chị em bầu cần hạn chế không nên bổ sung quá nhiều vào cơ thể.
Trái cây mùa hè, không phải loại nào cũng tốt cho bầu 3
Quả đào: Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.

Thursday, April 16, 2015

Tâm trạng của mẹ ảnh hưởng đến tính cách của bé khi chào đời

Khi còn trong bụng mẹ, các cơ quan của bé được hình thành và dần hoàn thiện về cấu trúc, chức năng. Dù tính cách mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giáo dục của gia đình, xã hội, nhưng xét về hoạt động tinh thần, tính cách của bé cũng dần được định hướng dựa vào sự hình thành của các trung tâm thần kinh. Sự thay đổi tâm trạng của mẹ sẽ dẫn tới môi trường bên trong thay đổi, kéo theo sự thay đổi trong cơ thể bé.
Một số nghiên cứu cho thấy, nếu thai phụ hay ưu phiền, lo âu sẽ làm thay đổi hành vi, nhận thức và tính cách của trẻ khi chào đời. Do đó nếu mẹ thường căng thẳng, con có thể gặp nguy cơ mắc các bệnh như tăng động, tự kỷ, chậm nói và giảm khả năng học tập.
Hãy luôn hạnh phúc và tươi cười để con sinh ra được khỏe mạnh. Ảnh: Getty Images
Nguy cơ tăng động
Đánh giá hành vi của trẻ được sinh ra từ các mẹ có độ căng thẳng liên tục, người ta phát hiện thấy các trẻ này tăng động quá mức, gần giống với chứng tăng động giảm chú ý. Người ta cho rằng khi mẹ căng thẳng, lượng hooc môn cortisol và dolpamine trong máu sẽ gia tăng. Các chất này đi qua nhau thai làm nồng độ cortisol và dopamine ở những trẻ này tăng cao hơn so với trẻ bình thường khác. Đây là nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi của trẻ vì hai hooc môn này làm tăng tính kích động, sự bồn chồn và giảm tập trung.
Nguy cơ tự kỷ
Nếu thai phụ bị rối loạn tâm lý ở tuần thứ 32 thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị rối loạn hành vi cao gấp hai lần, kéo dài đến 4 – 5 tuổi. Với thai phụ rối loạn tâm lý ở tuần thứ 38 – 40, tỉ lệ nguy cơ rối loạn hành vi của đứa trẻ cũng cao gấp hai lần nhưng kéo dài đến 7 – 8 tuổi.
Ở mẹ bị trầm cảm, các hooc môn tâm lý của mẹ tác động vào hệ thống tuyến nội tiết của con. Từ đó hệ thống này bị giảm chức năng nên dẫn đến thiếu hụt một số hooc môn, khiến trẻ sinh có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.
Chậm nói
Nghiên cứu trên những trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, các nhà khoa học thấy có một mối liên quan với mẹ khi mang thai. Ước tính có khoảng 15% trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là do mẹ bị rối loạn tâm trạng trong thai kỳ.
Người ta cho rằng, sự trầm cảm, lo âu của mẹ làm giảm các hoạt động như ăn uống, nghỉ ngơi. Điều này gây thiếu hụt các chất cần thiết cho phát triển thần kinh của thai nhi khiến bé chậm nói.
Giảm khả năng học tập
Một nghiên cứu về khả năng học tập và trí nhớ của 112 trẻ 6 tuổi cho thấy, những mẹ có rối loạn lo âu trong thời kỳ đầu của thai kỳ ảnh hưởng tới chỉ số tập trung, chú ý ở trẻ. Khi đo vùng hồi hải mã trên não của các em, người ta thấy kích thước vùng này nhỏ hơn so với trẻ cò mẹ bình thường. Vùng hồi hải mã giúp khả năng nhớ và học tập tốt. Nếu kích thước vùng này giảm, khả năng tập trung trí nhớ cũng giảm.
Hãy gạt bỏ ưu phiền trong thai kỳ để bé sinh ra được khỏe mạnh
Luôn nhìn cuộc sống dưới lăng kính màu hồng, công nhận những gì mình đang có (gia đình, mang thai… ) là hạnh phúc. Thường xuyên trò chuyện với bé yêu trong bụng, bạn sẽ thấy niềm vui tràn ngập trong tim.
Đọc sách, nghe nhạc, ngắm tranh, đi bộ ngắm cảnh… là những hoạt động mẹ nên làm để điều hòa cảm xúc, nâng cao tinh thần cho mẹ và bé. Mẹ nên chọn những loại sách, phim có nội dung hài hước để tâm hồn luôn cảm thấy nhẹ nhàng.
Hãy tưởng tượng những điều tích cực như con sẽ rất xinh hay mình đang nô đùa với con. Điều này giúp bạn vui vẻ và phấn chấn hơn. Ngoài ra, các bài tập yoga hay những động tác thể dục nhẹ nhàng giúp bạn có tinh thần thoải mái.
Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với chồng mình. Đây là cách để bạn giải tỏa căng thẳng trong thai kỳ, đồng thời để chồng san sẻ gánh nặng với mình, yêu thương và có trách nhiệm với gia đình. Mẹ cũng có thể chia sẻ cảm xúc với bạn bè, những người đã hoặc sắp làm mẹ.

Bí quyết giúp mẹ biết chăm lo bản thân hơn sau khi sinh

Sau sinh, người mẹ phải đối mặt với sự thay đổi thể chất và tâm sinh lý. Không những thế mẹ còn phải chăm lo cho em bé mới ra đời còn rất nhiều nhu cầu. Chính vì vậy mà người mẹ hầu như không có thời gian để chăm chút cho bản thân. Kết quả là cơ thể trở nên quá tải, thậm chị có khi còn như cạn kiệt sức lực.
Hãy theo dõi những bí quyết dưới đây để giúp mẹ biết cách chăm lo cho bản thân mình hơn sau khi sinh, đồng thời vẫn chăm bé yêu thật tốt nhé.
Mẹ hãy nhờ sự giúp đỡ của bố trong việc chăm bé nhé. Ảnh: Getty Images
Hãy nhờ sự giúp đỡ của chồng
Cả hai vợ chồng đều phải có cơ hội chăm sóc con như nhau, chứ không phải người này làm nhiều, người kia làm ít hơn chỉ bởi lý do người kia không biết làm hoặc làm không khéo. Bạn không nên vơ hết mọi việc vào mình vì nghĩ rằng đó không phải là việc của đàn ông.
Nuôi con là thiên chức và bản năng của người mẹ, nhưng không phải các ông bố không làm được. Bạn đầu anh ấy có thể hơi luống cuống, vụng về nhưng rồi từ từ sẽ quen và làm thành thạo những công việc như giặt giũ, pha sữa, đóng bỉm… Bạn không nên cáu bẳn, chê bai chồng nếu anh ấy làm chưa tốt nhiệm vụ, điều đó chỉ khiến bạn phải gánh nhiều trách nhiệm hơn mà thôi. Hãy mỉm cười và động viên anh ấy vì anh ấy đã giúp đỡ bạn.
Bạn cần lên danh sách những việc cần làm và thời gian của hai người để phân công công việc rõ ràng. Nếu anh ấy đi làm cả ngày, anh ấy có thể giúp bạn chăm sóc em bé vào buổi sáng sớm và buổi tối. Nếu bé bú sữa ngoài, ông xã có thể giúp bạn rửa bình, pha sữa, ôm bé bú trong khi bạn chợp mắt một chút. Nếu bé bú mẹ, ông xã vẫn có thể giúp bạn đóng bỉm cho bé trước hoặc sau khi bé bú xong. Ban đêm mẹ có thể bơm trước sữa mẹ ra bình để chồng thức dậy cho con bú, như vậy mẹ sẽ được ngủ một giấc trọn vẹn hơn chứ không bị ngắt quãng.
Mua sắm online
Thay vì phải đi ra ngoài để sắm những vật dụng cần thiết, mẹ có thể tận dụng dịch vụ mua sắm online ở các cửa hàng có dịch vụ giao hàng tận nhà. Như vậy mẹ sẽ đỡ mất công đi ra ngoài trong thời tiết nắng nóng, giao mùa, hoặc lạnh quá dễ ảnh hưởng tới sức khỏe còn chưa phục hồi của mẹ sau sinh.
Cố gắng ngủ bất kỳ lúc nào
Trong thời gian đầu chăm con, nhiều mẹ hay tận dụng khoảng thời gian ban đêm con ngủ để xem tivi hoặc lướt internet. Thay vì vậy, mẹ nên đi ngủ sớm theo bé để có thể thức dậy sớm vào sáng hôm sau cho bé bú mà không bị mệt mỏi. Bất kỳ lúc nào khi em bé ngủ mẹ cố gắng chợp mắt dù chỉ là 15 phút. Đừng nên tận dụng khoảng thời gian đó để làm những việc khác. Giấc ngủ ngắn có tác dụng thần kỳ trong việc phục hồi cơ thể, giúp mẹ tỉnh táo và khỏe khoắn hẳn ra.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Mẹ bỏ nhiều công sức chăm em bé nhưng cũng đừng quên chăm sóc cho chính bản thân mình như thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để cơ thể không bị tụt huyết áp. Khi ăn nên đưa bé cho một người thân bế ẵm để mẹ có thể ăn uống thoải mái, ngon miệng và không bị gián đoạn.
Vận động nhẹ nhàng
Mặc dù sau sinh mẹ còn khá mệt mỏi, kiệt sức vì thiếu thời gian nghỉ ngơi, nhưng nguyên nhân khác cũng là do mẹ ít chịu vận động, thiếu không gian tự nhiên. Từ tuần lễ thứ hai mẹ có thể đưa bé đi dạo mát bên ngoài vào thời điểm dễ chịu nhất trong ngày. Hoặc mẹ cũng có thể đưa bé đi dạo ở bảo tàng hay những khu nhà văn hóa thoáng đãng rộng rãi, có mái che gần khu ở. Không khí tự nhiên rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Trong trường hợp tìm được người chăm sóc bé, mẹ có thể sắp xếp thời giant ham gia một lớp học thể dục cho các bà mẹ sau sinh để nhanh lấy lại vóc dáng. Hoặc mẹ cũng có thể tự tập các bài tập thể dục ngay tại nhà mình.

Dùng nghệ sau sinh thế nào là đúng?

Như các mẹ đã biết, nghệ rất giàu kali, phốt pho, magie, canxi, natri, kẽm… nên không những có công dụng làm đẹp mà còn là loại thực phẩm giúp bổ máu, phục hồi sức khỏe và phòng tránh hậu sản cho phụ nữ sau sinh nữa đấy.
Tuy vậy, không hẳn tất cả các mẹ đều sử dụng nghệ đúng cách nên có thể tham khảo ở đây nhé.
Nghệ tươi tốt cho phụ nữ sau sinh
Nghệ tốt cho phụ nữ sau sinh. Ảnh: Internet
Công dụng của nghệ
- Giúp nhanh lành vết thương: Với những người sinh mổ, vết thương khó có thể nhanh liền được. Nghệ sẽ giúp nhanh lành vết thương hiệu quả, vì trong loại củ này có chứa hoạt chất curcumin với tác dụng kích thích sản sinh collagen và elastin, giúp làm đầy và liền sẹo mau chóng. Bạn có thể dùng nghệ tươi bôi trực tiếp lên vết mổ. Cách khác là ngâm 02 thìa tinh chất nghệ với 1 lít rượu trắng trong khoảng 3 ngày. Sau đó, mỗi ngày lấy một ít dung dịch này bôi lên vùng da cần điều trị (để từ 30 – 60 phút rồi rửa sạch).
- Phục hồi sức khỏe sản phụ: Bên cạnh tác dụng làm đẹp, nhanh lành vết thương, nghệ còn là thức ăn tốt cho sản phụ và giúp giải độc tố còn tích tụ trong cơ thể. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc kèm với mật ong, hay sử dụng như một loại gia vị để chế biến các món ăn khác. Có thể kể ra một số món ăn dễ chế biến với nghệ dành cho sản phụ như: thịt heo kho nghệ, cá kho nghệ, gà hầm nghệ…
Dùng nghệ thế nào là đúng cách?
Khi sử dụng tinh bột nghệ để uống, bạn không được dùng một lúc cùng thuốc tây
Khi sử dụng tinh bột nghệ để uống, bạn không được dùng một lúc cùng thuốc tây. Ảnh: Internet
- Không dùng quá nhiều: Tuy nghệ khá an toàn khi sử dụng, nhưng nếu quá lạm dụng có thể gây đau bụng và tiêu chảy. Ngoài ra, nó còn kích thích tuyến thượng thận bài tiết cortisone - chất có tính kháng viêm cao, khiến khả năng kháng viêm của cơ thể suy giảm.
Mỗi ngày, bạn chỉ nên dùng từ 300 - 500gr nghệ là phù hợp.
- Thử để tránh dị ứng: Làn da của chị em vừa sinh con rất nhạy cảm. Trong khi, củ nghệ chứa chất tẩy da chết cực mạnh. Vì vậy, bạn cần thử dùng một ít nghệ xem da có các biểu hiện dị ứng hay không (ngứa, mẩn đỏ… ), rồi mới quyết định dùng tiếp hay tạm ngưng.
- Không dùng cùng thuốc tây: Khi sử dụng tinh bột nghệ để uống, bạn không được dùng một lúc cùng thuốc tây, vì nó ảnh đến máu. Tốt nhất, nên dùng 2 loại này cách xa khoảng 2 – 3 giờ và uống nghệ trước thuốc tây sau.
- Chống chỉ định khi bị rong kinh: Nhiều bà mẹ sau sinh thường bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh. Những trường hợp này tuyệt đối không nên ăn nghệ, vì loại củ này có tác dụng khai thông khí huyết, chữa tích huyết, bế kinh, chứ không thể chữa rong kinh. Nếu càng dùng nghệ thì tình trạng rong kinh sẽ càng nặng hơn.

Đặt tên con theo các loài hoa

Trong các cách chọn tên cho đứa con sắp chào đời, đặt tên theo các loài hoa là một trong những lựa chọn các bậc cha mẹ thường nghĩ đến.
Các loài hoa là một trong những ứng cử viên sáng giá thường được các bậc cha mẹ dùng để đặt tên, đặc biệt họ thích dùng hoa để so sánh với vẻ đẹp của người con gái, ví dụ như: Mai, Đỗ Quyên, Thủy Tiên, Mẫu Đơn… , bởi bản thân hoa có ý nghĩa phong phú, có thể nói mỗi loài hoa mang một ý nghĩa riêng của mình.
Nếu dùng hoa để đặt tên cho con, đầu tiên bạn phải hiểu rõ tính cách, đặc điểm của các loài hoa, để từ đó có thể hiểu rõ được ý nghĩa của loài hoa mà bạn dự định dùng để đặt tên cho con mình, và để các bạn có thể sáng tạo ra một cái tên cũng không kém phần ý nghĩa để đặt riêng cho bé yêu.
Dưới đây là tên và ý nghĩa của một số loài hoa đẹp, nổi tiếng và giàu ý nghĩa mà bạn có thể tham khảo để chọn đặt tên cho bé yêu sắp chào đời.
Hoa Mai
Ảnh: Internet
Trong khi các loài hoa khác phải cúi đầu khuất phục trước giá rét tê tái của mùa đông khắc nghiệt thì chỉ có hoa Mai vẫn kiên cường ngẩng cao đầu, nở những bông sặc sỡ sắc màu. Và sắc màu thanh khiết nhưng đầy tự tin ấy choáng ngợp không gia u tối, lạnh lẽo của đêm đông giá rét, nó như thắp sáng lên ngọn lửa ấm cho các loài hoa khác.
Hoa Mai hay còn gọi là “Xuân Mai” là loài hoa từ màu sắc, hương thơm đến tư thế đều khiến các loài hoa khác phải ngưỡng mộ. Có rất nhiều người thích hoa Mai và cũng có rất nhiều người lấy hoa Mai để đặt tên, ví dụ như Hiểu Mai, Đông Mai, Tú Mai, Ngọc Mai, Nguyệt Mai, Tố Mai, Hoàng Mai… Những cái tên này rất dễ nghe, nhưng nếu thấy nhiều người đặt tên như thế thì bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm ý nghĩa của loài hoa này (hoa Mai không những có cái thanh tao, trong trắng của tuyết, mà còn có mùi hương quyến rũ, lan tỏa) để tự sáng tạo ra một cái tên thật hay và mang nét đặc trưng nhất của loài hoa này cho con mình.
Hoa Đỗ Quyên
Đỗ Quyên hay còn gọi là ánh Sơn Hồng, hoa Ứng Xuân, mọc rộng rãi ở vùng Tây Nam Trung Quốc, là một trong những loài hoa nổi tiếng, đẹp và hiếm. Ở Việt Nam, loài hoa này mọc rất nhiều ở vách đá của một thác nước nổi tiếng trong rừng quốc gia Bạch Mã, thác Đỗ Quyên – dòng thác mang tên loài hoa này.
Đỗ Quyên có thể phân ra làm nhiều loài như Đỗ Quyên tuyết, Đỗ Quyên gấm vân, Đỗ Quyên cảo nguyệt… nở vào hai mùa xuân, hạ trong năm. Hoa có hình hoa sen, hình hoa cúc, hình hoa Tú Cầu dáng hoa mẫu đơn, dáng hoa nguyệt quý… với màu sắc hết sức phong phú như màu hồng nhạt, hồng đậm, hồng đào, màu đỏ, trắng, vàng, màu da cam, xanh. Đỗ Quyên là một loài cây chịu được giá rét, có thể sống được 100 năm, một cây có thể nở hơn 1000 bông hoa. Hoa Đỗ Quyên thời kì nở rộ đẹp lộng lẫy mê hồn.
Dùng hoa Đỗ Quyên làm tên, ngoài tên gọi Đỗ Quyên, còn có thể tách ra và có thể lựa chọn sắc thái màu sắc để kết hợp lại, ví dụ Hồng Quyên, Bạch Quyên, Hoàng Quyên… Hoặc bạn có thể lấy cách gọi nho nhã của Đỗ Quyên để đặt tên như Thiên Hương, ví dụ Trương Thiên Hương, Trịnh Thiên Hương.
Hoa Nguyệt Quế
Nguyệt Quế hay còn gọi là hoa Trường Xuân, Hồng Nguyệt Nguyệt là loài hoa rất nổi tiếng trên thế giới, vì nó vừa có hương lại vừa có sắc. Hoa có nhiều màu sắc như: màu trắng, màu phấn hồng, màu hồng đào, màu mận chín… Nguyệt Quế có khả năng chịu giá rét cao. Thân cây cao từ 2m trở lên. Vòng nguyệt quế, làm từ hoa Nguyệt Quế, đã được dùng làm phần thưởng cho người chiến thắng tại các cuộc thi đấu Olympic của người Hy Lạp cổ đại.
Đặt tên con mang tên hoa Nguyệt Quế là điều rất tuyệt vời. Nhưng căn cứ vào các loài hoa Nguyệt Quế khác nhau (Nguyệt Quế Hòa bình, Nguyệt Quế Vân hương, Nguyệt Quế Minh tinh siêu cấp, Chi Nguyệt Quế, Quế Thanh… ) bạn cũng có thể đặt cho con những cái tên khác có nguồn gốc từ loài hoa này như Vân Hương, Hòa Bình…
Hoa Trà (Sơn trà)
Hoa Sơn Trà cũng được gọi là hoa Trà, hoa Nại đông (hoa chịu được mùa đông giá rét). Lá hoa trà có nhiều loại: lá đơn, lá kép, lá nửa đơn nửa kép. Hoa có dáng hoa mai, hoa sen, hoa mẫu đơn với màu sắc đa dạng không kém gì hoa Đỗ Quyên: màu hồng đậm, hồng phớt, hồng đào, màu trắng ngọc, trắng sữa, và một số hoa có màu lốm đốm, màu vằn trên cánh hoa. Trong số các màu của hoa thì màu hồng là quý phái trang trọng nhất gọi là “Kim Trà”.
Bạn có thể đặt tên con là“Kim Trà”. Hoặc có thể dùng cách gọi khác của hoa Sơn Trà là “Hải Hồng” để đặt tên gọi như Nguyễn Hải Hồng (hoa Trà màu hồng)…
Hoa hồng
Hoa hồng thuộc loại cây lá rụng. Hồng cao khoảng 2m, cành hồng thường rất nhiều gai, hoa Hồng có nhiều màu sắc như hồng tím, hồng trắng, hồng đỏ, hồng vàng, hồng cam, hồng nhung. Hoa hồng có hương thơm ngào ngạt, có thể chế biến thành nước hoa. Đặc tính của loài hoa này là thích ánh sáng mặt và chịu được giá lạnh. Người phương Tây quan niệm hoa Hồng là loài hoa hàm chứa tình cảm nhiều nhất, nên hai người yêu nhau thường tặng nhau hoa Hồng để bày tỏ tình cảm. Lấy hoa Hồng để đặt tên có thể mang nghĩa là: có cái tình sâu nặng, có cái đẹp và cả mùi thơm nữa.
Hoa Tường Vi
Tường Vi cũng thuộc loài cây lá rụng, hoa Tường Vi có màu trắng hoặc màu phấn hồng, hoa có nhiều loại: Tường Vi thập tỉ muội, Tường Vi phấn đoàn… Tường Vi là loài hoa không chịu được trong phòng ấm, mà thích dãi dầu với mưa nắng, rèn rũa để có sức sống mạnh mẽ. Những người thích tính cách này của Tường Vi có thể để con mình mang tên loài hoa này. Bạn có thể dùng chữ Tường (Tường Anh) hoặc cả hai chữ Tường Vi để đặt tên cho con đều được.
Hoa Hải Đường
Ảnh: Internet
Hải Đường còn được gọi là Hải Đường Lê Hoa. Cây hoa Hải Đường cao khoảng 8m, khi còn là nụ, hoa Hải Đường có màu trắng, còn khi đã nở thành hoa thì có màu hồng. Có nhiều loại Hải đường khác nhau: Hải Đường Trắng, Hải Đường Đỏ…
Hải Đường là loài hoa vừa thuần khiết vừa quý phái nhưng màu sắc của hoa lại không kém phần tươi mới, nên Hải Đường rất thích hợp để đặt tên cho những người con gái đẹp.
Hoa Mộc Lan
Mộc Lan còn có tên gọi khác là hoa Nữ nương vì gắn với câu chuyện về nàng Mộc Lan xinh đẹp. Mộc Lan vì thương cha già yếu, thương em trai còn nhỏ dại nên đã giả trai thay cha tòng quân đi đánh giặc. Sau ngày chiến thắng mọi người mới biết Mộc Lan là nữ. Mộc Lan còn có thể gọi là “Tử Ngọc Lan”, Hồng Ngọc Lan. Cây Lan cao khoảng 5m, nụ hoa giống như đầu cây bút viết, hoa Mộc Lan có màu trắng bên trong và màu tím ở bên ngoài. Đặt tên Mộc Lan cho con còn có ý nghĩa là nữ anh hùng.
Hoa Tử Vi
Tử Vi là loài hoa rất lâu tàn, không dễ gì bị tàn úa. Thời gian hoa nở đến khi hoa tàn có khi kéo dài từ hai tháng đến nửa năm. Hoa Tử Vi có nhiều màu sắc: hồng, trắng, xanh thẫm, đỏ thẫm… Loài hoa này có nhiều giống khác như Ngân Vi, Thuý Vi. Vì hoa rất lâu tàn nên nó còn có một tên gọi nhã xưng khác là Hồng Bách Nhật. Dưới góc độ tên của hoa thì Tử Vi là một cái tên đẹp, mĩ miều, bạn có thể lấy tên Tử Vi, hoặc Ngân Vi, Thuý Vi để đặt tên cho con mình.
Hoa Phù Dung
Trái với Tử Vi, Phù Dung là loài hoa sớm nở tối tàn. Nhưng điều đặc biệt lý thú của loài hoa này là tự đổi màu theo thời điểm: buổi sáng tinh mơ hoa có màu trắng phớt, đến giữa trưa có màu đỏ đậm, còn lúc chiều tà hoa lại ngả màu đỏ sẫm, và trên một cành cây vừa có hoa màu đỏ lại vừa có hoa màu trắng. Có người nói rằng nếu được ngắm cây Phù Dung đương độ khoe sắc với cảnh cả hoa trắng lẫn hoa đổ nở cùng một cành mới cảm thấy hết được vẻ tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Khi lấy Phù Dung để đặt tên bạn có thể dùng trực tiếp hai chữ “Phù Dung” hoặc chỉ cần một chữ “Dung” rồi kết hợp với một chữ khác đều được.
Hoa Hợp Lan (Hợp Hoan, Dạ Lý Hương)
Hợp Lan cũng có thể gọi là “cây dạ hợp”. Cây Hợp Hoan này có thân cao khoảng 16m, trên ngọn cây có hình ô, lá nhỏ và hoa chỉ nở về đêm. Hợp Hoan là loài hoa rất đẹp, thuộc dạng khó kiếm. Khi hoa Hợp Hoan nở vào những đêm mùa hạ, đưa hoa lên mũi ngửi bạn sẽ cảm nhận được ngay mùi hương quyến rũ lòng người của nó. Lấy tên Hợp Lan, hoặc Hợp Hoan để đặt tên cho con thì có nghĩa là cầu mong cho gia đình được vui vẻ.
Hoa Lê (Lê Hoa)
Hoa Lê thuộc họ cây Tường Vi, có màu trắng, thời kì hoa nở rực rỡ nhất thì toàn bộ cây được bao bọc bởi màu trắng xóa như tuyết, trông rất đẹp mắt. Trong lịch sử đã không ít danh nhân miêu tả đặc tính của hoa Lê: một loài hoa thanh khiết, trắng trong. Lấy chứ hoa Lê để đặt tên tương đối dễ nghe, ví dụ như: Phạm Lê Hoa, Phan Lê Hoa, Hà Lê Hoa…
Thúy Cúc
Thúy Cúc còn gọi là Lam Cúc. Thúy Cúc cao khoảng 30 đến 90cm, hoa nở ra từ đỉnh cành và có màu xanh. Hoa Thúy Cúc có rất nhiều loài, nhiều màu sắc như trắng, hồng, phấn hồng, xanh, tím. Hoa Thúy Cúc và Lam Cúc đều có thể dùng để đặt tên.
Hoa Cúc
Hoa Cúc là loài hoa được người Nhật Bản rất yêu mến, bởi hoa tượng trưng cho sự trường thọ. Nhiều người lý giải rằng họ yêu hoa Cúc vì hoa vốn giản dị và lâu tàn, khi hoa tàn, cánh hoa không rũ ra như cánh hoa Hồng hay hoa Făng, mà chúng cứ quấn lấy nhau vô cùng bền chặt!
Hoa Cúc còn có thể gọi là hoa Hoàng Lan. Cúc là loài hoa đa sắc (trắng, vàng, hồng, tím, xanh, đen, đỏ… ), đa loài (hơn 3000 loài). Hoa Cúc không được phú quý như hoa Đỗ Quyên, cũng không quý phái, quyến rũ như hoa Lan, nhưng nó là loài hoa chịu được gió rét, gian khổ và rất lâu tàn. Phẩm chất vừa cương vừa nhu này của hoa Cúc rất xứng đáng để bạn cho con mình mang tên loài hoa này.
Hoa Lan
Ảnh: Internet
Hoa Lan, cùng với hoa Cúc và Nguyệt Quế. Lan là loài hoa đa loài: Phong Lan, Hoàng Lan, Dạ Lan, Địa Lan… , còn theo thời gian hoa nở có thể chia thành các loài như “Lan mùa xuân”, “Lan mùa hạ”, “Lan mùa thu”, Sơn Lan. Hoa Lan nở khi còn xuân sớm, sắc hoa có màu xanh đậm hoặc màu lam pha vàng, mùi hương của nó nhẹ nhàng thoảng bay trong gió. Do có nhiều người thích hoa Lan nên những người mang tên loài hoa này cũng nhiều. Ngoài ra, bạn có thể đặt tên con bằng hoa Lan theo mùa như Xuân Lan, Thu Lan, Hạ Lan…
Ngọc Trâm
Ngọc Trâm còn được gọi là “Ngọc xuân bồng”, thuộc họ cây Bách Hợp. Ngọc Trâm có chiều cao từ 75cm trở lên, nở hoa màu trắng và nở vào ban đêm. Hoa có mùi thơm rất ngào ngạt. Để con mang tên hoa Ngọc Trâm là cách đặt tên khá phổ biến của nhiều người.
Cát Tường Thảo
Cát Tường Thảo thuộc họ cây bách hợp. Loài hoa này có chiều cao từ 25 đến 35cm, màu xanh đậm, nhưng đến mùa đông và hạ thường xanh nhạt. Cát Tường Thảo thường nở hoa vào mùa hạ hoặc mùa thu, hoa có màu đỏ tía và có mùi rất thơm, quả của cây có hình cầu sắc đỏ, điều hay của loài cây này là nhìn lá có thể đoán được quả.
Lấy Cát Tường Thảo để đặt tên có thể giản lược thành hai từ “Cát Thảo”, vì bản thân chữ cát đã bao hàm nghĩa là Cát Tường (may mắn). Tên Cát Thảo có thể hơi lạ nhưng rất dễ nghe và hay nữa.
Hoa Trường Xuân
Hoa Trường Xuân có nguồn gốc ở châu Phi. Chiều cao của hoa khoảng 60cm, tán hoa có màu đỏ sẫm của hoa hồng, giống khác của loài hoa này là Bạch hoa và Bạch hoa hồng tâm, các giống hoa này đều vô cùng xinh đẹp nho nhã.
Hoa Trường Xuân là loài hoa cỏ thuộc diện đẹp nhưng nhã nhặn. Nếu bạn thích con mình xinh đẹp nho nhã bạn có thể lấy tên của hoa Trường Xuân đặt cho con bạn. Cách gọi khác của loài hoa này là Sơn Phàm.
Hoa Đại Lệ
Hoa Đại Lệ cũng có thể gọi là hoa Đỗ Quyên thiên tiếu. Đại Lệ có khoảng 3000 loài và là loài hoa nổi tiếng trên thế giới. Hoa chia làm hai loại là hoa đơn và hoa kép. Loài hoa này có hình dáng giống hoa Thược Dược, hình cầu, hình tổ ong… màu sắc vô cùng phong phú: màu phấn hồng, hồng tím, màu trắng, màu vàng. Bạn có thể dùng hai chữ Lệ Hoa từ tên hoa này để đặt tên cho con.
Hoa Thủy Tiên
Ảnh: Internet
Cành của Thủy Tiên thẳng và trên cành đó mọc ra 4-8 bông hoa nhỏ màu trắng, mùi thơm của hoa tỏa ra sẽ làm ngây ngất lòng người. Đặc tính của Thủy Tiên là mùi hương không quyến rũ, nhưng dáng hoa lại thướt tha yểu điệu như thần như tiên. Thủy Tiên, với đặc tính này của mình, rất xứng đáng để bạn chọn làm tên cho con gái mình.
Hoa Sen (Liên Hoa)
Điều tuyệt diệu của Liên Hoa là sống trong bùn đất mà lại tinh khiết đến vô ngần, vì thế hoa Sen có địa vị rất cao trong lòng mọi người. Phẩm chất cao đẹp thanh khiết của hoa Sen khiến ai cũng phải kính phục. Không những hoa đẹp hương thơm mà hoa còn không bị cuốn theo dòng nước. Vì thế, nội hàm của hoa Sen là phẩm chất cao quý gần bùn mà không bị hôi tanh mùi bùn. Dùng hoa Sen để đặt tên, thông thường dùng chữ Liên hoặc chữ Hà, sau đó dùng thêm một chữ khác để ghép vào, ví dụ: Nguyệt Hà, Liên Hoa, Bích Liên, Ngọc Liên, Vũ Hà…
Hoa Bách Hợp
Cây hoa Bách Hợp cao khoảng 1m, hoa nở vào mùa hạ, có thể nở từ một đến bốn bông trên cùng một cành, hoa có màu trắng sữa, mùi rất thơm. Hai chữ “Bách Hợp” là ý chỉ mọi sự được hòa thuận, tốt lành, nên nhiều người khi tặng hoa cho bạn bè thường chọn mua hoa Bách Hợp. Tức là hoa này có hàm ý cát tường, nên chọn loài hoa này để đặt tên cho con là rất hợp lý.