Thời gian mang thai là khoảnh khắc thú vị nhất trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên không phải thai kỳ nào cũng được suôn sẻ. Có những sự cố xảy ra trong 9 tháng này có thể khiến mẹ lo lắng, bất an, thậm chí là tuyệt vọng nếu mẹ bị sẩy thai. Dù không ai muốn nhưng tỷ lệ số mẹ bầu bị sẩy thai trong 3 tháng đầu chiến đến 15%.
Nguyên nhân của sẩy thai thường là do cuộc sống căng thẳng, lối sống không lành mạnh, các biến chứng trong thai kỳ…
Để phòng tránh rủi ro, tốt hơn hết mẹ nên học cách bảo vệ thai nhi trong bụng mình, để ngăn ngừa sẩy thai mẹ nhé.
Để phòng tránh rủi ro, tốt hơn hết mẹ nên học cách bảo vệ thai nhi trong bụng mình. Ảnh minh họa: Internet
1. Hạn chế những thực phẩm gây cảm ứng nhiệt
Mẹ bầu được khuyến cáo nên tránh những thực phẩm gây cảm ứng nhiệt như đu đủ xanh, dứa, nghệ tây, mướp đắng (khổ qua), đồ ăn tái sống, gia vị cay nóng, thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại… Rất nhiều các ca sẩy thai có nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn uống chứa những thực phẩm này. Vì vậy mẹ bầu nên hạn chế, ít nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
2. Hạn chế đi du lịch xa
Đi du lịch đường dài khi đang mang thai không được khuyến khích đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thời điểm này, thai nhi vẫn chưa hình thành đầy đủ các bộ phận và chưa ổn định trong tử cung mẹ nên cần đặc biệt chú ý.
Nếu mẹ có tiền sử sẩy thai, có dấu hiệu sẩy thai hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến sẩy thai cần thông báo sớm với bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, mẹ bầu phải kiêng đi lại hoàn toàn trong suốt thai kỳ để tránh bị mất con.
3. Hạn chế ăn vặt
Chất bảo quản, hương liệu và chất phụ gia có trong thực phẩm đường phố có thể chứa hóa chất độc hại không có lợi cho phụ nữmang thai. Nếu mẹ hỏi làm thế nào để tránh sẩy thai, câu trả lời của các chuyên gia là nên loại bỏ ngay các đồ ăn vặt, đồ ăn đường phố trong chế độ ăn uống hàng ngày. Mẹ bầu nên ưu tiên những thực phẩm tươi, sạch, được nấu chín.
4. Tiêm chủng đều đặn
Hãy chắc chắn rằng mẹ đã tiêm chủng đầy đủ các mũi được khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai. Việc này sẽ giảm thiểu tối đa tỷ lệ sẩy thai. Nếu mẹ có kế hoạch trước khi mang thai thì cũng nên tiêm chủng đầy đủ để có thai kỳ khỏe mạnh nhất.
5. Tránh căng thẳng
Stress và căng thẳng có thể làm tăng khả năng sẩy thai ở mẹ bầu. Vì vậy, trong thai kỳ mẹ hãy cố gắng tạo tâm lý thoải mái, hạn chế làm việc quá nhiều, tránh gây tranh cãi trong gia đình và nên thường xuyên luyện tập thể thao, yoga để giữ tinh thần thoải mái nhất có thể.
6. Khám thai định kỳ
Việc khám thai định kỳ là vô cùng quan trọng để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Mẹ nên theo khám một bác sĩ chuyên nghiệp, nói với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh hoặc bất cứ vấn đề về sức khỏe gì của mình. Mẹ bầu được khuyên nên khám thai đều đặn 1 tháng/lần đặc biệt với mẹ đã từng bị sẩy thai, sinh non thì cần theo dõi nghiêm ngặt hơn.
0 comments:
Post a Comment