Khi thai nhi được 8 tháng, đáy tử cung của mẹ đã cao khoảng 28 – 30 cm và to rộng ra, ép cơ tim và dạ dày khiến tim mẹ đập nhanh hơn, hơi thở ngắn hơn, tinh thần thường lo lắng, dạ dày thì trương lên, đi tiểu nhiều hơn và luôn có cảm giác… chưa hết nước tiểu. Trong thời gian này mẹ tuy nôn nao mong đến ngày sinh nhưng lại lo lắng về vai trò làm mẹ sắp tới.
Giai đoạn bầu 8 tháng này, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe mẹ và cân nặng của thai nhi nữa.
1. Mẹ cần bổ sung nhiều canxi, protein và vitamin
Mẹ bầu tháng thứ 8 cần được cung cấp đủ sắt, canxi, protein, vitamin… để thai nhi phát triển tốt. Vì vậy, mẹ cần chú ý sử dụng nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi, protein, vitamin hơn như trứng, thịt, sữa, rau củ quả…
2. Ưu tiên những món dễ tiêu
Những món ăn dễ tiêu, mát cũng cần được ưu tiên trong thời gian này để giảm thiểu tình trạng bị ợ nóng. Hãy ưu tiên những thức ăn thanh đạm, dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn.
Hơn nữa bầu chỉ nên tăng thể trọng mỗi tuần khoảng 300g, không nên vượt quá 500g. Bạn cũng không cần ăn nhiều trong mỗi bữa, thay vào đó, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ. Ăn ít những món chính, ăn nhiều các món phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm từ sữa.
Những món ăn dễ tiêu, mát cũng cần được ưu tiên trong thời gian này. Ảnh minh họa: Internet
3. Uống thật nhiều nước
Uống thật nhiều nước khi mang thai, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón và cơ thể luôn giữ được nước.
Bạn nên uống từ 2 – 2,5l nước mỗi ngày – uống từng ngụm nhỏ chứ không nên uống một cốc to cùng lúc vì điều này gây áp lực lên thận của bạn. Nếu trời nóng nực bạn có thể uống hơn 2,5l nước, đừng để cơ thể bị khát.
Bạn nên uống từ 2 – 2,5l nước mỗi ngày. Ảnh minh họa: Getty Images
4. Làm bạn với rau lá xanh
Các loại rau lá xanh là nguồn thực phẩm dồi dào kẽm – một trong những dưỡng chất quan trọng giúp hỗ trợ sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể thai nhi. Rau chân vịt, rau diếp, rau cải… có chứa kẽm, mangan, chất xơ và một số vitamin khác… rất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi.
5. Tránh xa thức ăn quá cay, chua, mặn
Để tăng cường hàm lượng khoáng chất và các vitamin cho cơ thể, cũng nêm nếm vừa miệng, đừng quá mặn, quá ngọt hay quá chua. Đó cũng là cách để tránh khỏi các nguy cơ tiểu đường, cao huyết áp, hiện tượng phù thủng và áp lực lên dạ dày vốn đang dễ bị đầy hơi vì thai nhi đang lớn lên với tốc độ nhanh hơn.
Và quan trọng là bạn cần chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh ngộ độc thức ăn, tránh các bệnh tiêu hóa ảnh hưởng đến thai kỳ, em bé và quá trình sinh nở của bạn nhé.
0 comments:
Post a Comment