Trong tháng cuối của thai kỳ, việc theo dõi cử động của thai máy là việc làm mẹ bầu cần chú ý để theo dõi tình trạng sức khoẻ của thai nhi. Khi số lần thai máy giảm đó là dấu hiệu báo động tình trạng sức khoẻ kém của thai nhi. Khi thai nhi không máy hay máy yếu có thể thai suy hay thai đã chết. Quan trọng là vậy nên các bà mẹ nên tích lũy cho mình mẹo nhận biết thai máy.
Cử động thai nhi hay gọi là thai máy, là khi thai nhi có những cử động như xoay trở mình, tay chân hay toàn thân thai nhi có cử động mà người mẹ cảm nhận được. Đó có thể nhẹ nhàng như tiếng nấc nhẹ, xoay đầu, đạp nhẹ và xoay người. Một số bà mẹ bắt đầu cảm nhận chuyển động của thai nhi từ rất sớm – khi bé mới được 7 tuần rưỡi, số khác là khoảng 4 tới 5 tháng và cử động liên tục vào tháng thứ 7, thứ 8. Tuy vậy, những bà bầu mang thai con so sẽ thấy thai máy chậm hơn các bà mẹ mang thai lần 2, lần 3. Thai máy ở mỗi bà mẹ không giống nhau, do đó không nên so sánh khi nhận thấy mình khác biệt với các bà bầu khác trong vấn đề này để rồi lo lắng, bất an dẫn đến căng thẳng trong thai kỳ.
Các Bác sỹ chuyên khoa cho biết thêm, bé trong bụng mẹ cũng có chu kỳ ngủ và thức. Khi mẹ bầu sinh hoạt ban ngày là thời điểm bé ngủ bởi bé được ru bởi những cử động nhẹ nhàng của mẹ, và khi mẹ nghỉ ngơi vào ban đêm là thời điểm mẹ có thể cảm nhận chuyển động của bé.
Một thông tin hữu ích khác là nếu bạn thấy bé ít chuyển động sau tuần 36 thì cũng không nên lo lắng bởi thời điểm này bé của bạn đã trưởng thành, tử cung trở nên hẹp và bé cũng khó khăn hơn trong quá trình búng, đạp, cử động.
Để theo dõi cử động thai, bạn phải rất chú ý, nhạy cảm mới nhận biết chính xác thai máy. Mỗi ngày đếm số cử động thai vào các buổi sáng, trưa, chiều hay tối. Nếu bạn bận thì ít nhất một lần trong ngày. Đếm số lần cử động thai nhi trong 30 phút, ba lần mỗi ngày. Nếu thai nhi khoẻ mạnh khi có hơn 4 lần cử động trong 30 phút, ba lần trong một ngày. Nhưng cách tính này chỉ mang tính tương đối. Có rất nhiều bé cử động ít, thai máy ít nhưng vẫn khỏe mạnh bình thường.
Chỉ đáng lo ngại trong trường hợp bé không chuyển động suốt 24 giờ sau tuần 28. Sau 36 tuần, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ kiểm tra đếm cử động đạp của thai nhi. Theo đó, mẹ phải đếm chuyển động của bé từ 9h sáng và ghi lại thời gian bé đạp. Cần có ít nhất 10 chuyển động và đạp mỗi ngày. Nếu trong một ngày mà bạn cảm nhận ít hơn 10 tới 12 chuyển động, bạn cần đi khám. Hoặc nếu bé lâu không chuyển động, bạn có thể ăn chút đồ ngọt để đảm bảo lượng đường trong máu tăng lên, cho bé thêm năng lượng để “hiếu động”.
Thời điểm thai máy dễ nhận biết nhất:
- Sau khi ăn cơm: Sau khi mẹ bầu ăn cơm, lượng đường trong máu tăng lên, lúc này bé cũng được “nạp năng lượng”, cử động cũng nhiều hơn.
- Khi xoa bụng: Bé thích nhất là khi được tác động lên da, bé như được kết nối với mẹ. Nhưng mẹ cũng lưu ý không nên xoa bụng quá nhiều sẽ khiến bé “nôn nóng” chào đời dễ bị sinh non.
- Khi mẹ nghe nhạc: Âm nhạc cũng là một cách giúp bé cảm nhận sự kỳ diệu của thế giới bên ngoài. Bé cũng sẽ có cảm giác thích và “phấn khích” khi được nghe những giai điệu hay.
- Trò chuyện cùng bé: Thai giáo rất tốt cho quá trình phát triển tâm lý toàn diện. Thường xuyên trò chuyện với bé bạn sẽ cảm nhận bé phản ứng lại bằng cách cử động thích thú.
- Khi mẹ bầu tắm: Khi bạn tắm, tinh thần sẽ thư giãn, thoải mái cũng khiến bé dễ chịu và hoạt động nhiều hơn.
Mẹo nhận biết thai máy là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình chăm sóc bà bầu. Tốt nhất, trong những tháng cuối của thai kỳ, bà bầu nên thăm khám chặt chẽ theo lịch hẹn của bác sỹ.
Mọi vấn đề bất thường nào như không thấy thai máy trong suốt 12 đến 24 tiếng, khó chịu,… cần báo ngay cho bác sỹ để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Thêm vào đó, vì tâm lý lo xa và đặt hết tình yêu vào thiên thần của mình, nhiều bà bầu không ngại nhờ các dich vụ chăm sóc bầu tại nhà hướng dẫn, chăm sóc để đảm bảo quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày được an toàn và khỏe mạnh.
0 comments:
Post a Comment