10 siêu thực phẩm dành cho bà bầu

10 siêu thực phẩm dành cho bà bầu

10 thực phẩm dưới đây không những giúp các bà bầu ngon miệng mà còn có tác dụng rất lớn trong việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi

Bí quyết ăn uống cho một thai kỳ khỏe mạnh

Bí quyết ăn uống cho một thai kỳ khỏe mạnh

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, chế độ ăn uống lành mạnh đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang lên kế hoạch thụ thai hoặc bạn đang mang thai, hãy biết rằng ăn uống lành mạnh là một điều rất quan trọng

5 điều tuyệt vời bạn chưa biết về việc có con

5 điều tuyệt vời bạn chưa biết về việc có con

Bạn đã từng nghe quá nhiều chuyện kể về sự tuyệt vời khi có em bé. Tuy nhiên những điều thú vị sau đây hẳn sẽ khiến bạn phải bật cười thích thú đấy

Friday, September 27, 2013

Que thử 2 vạch nhưng siêu âm lại không có thai

Bạn nghi ngờ rằng mình có thai, kết quả của que thử cũng hiện lên như vậy nhưng bác sĩ siêu âm lại thông báo bạn không có thai... và bạn không biết tin vào đâu?

Xin chào! Tôi đang thắc mắc một điều như sau. Tôi chậm kinh gần 1 tháng, ngực cũng bị đau liên miên suốt ngày (giống như lần tôi mang thai trước đây). Tôi nghi ngờ mình có thai và mua que thử thai về dùng, thử lần đầu thì hiện lên 2 vạch đỏ. Sau đó tôi đi siêu âm ở ngoài nhưng kết quả là không có hình ảnh thai. Tôi thử lại bằng que thử thì lần này lại hiện lên một vạch. Xin hỏi, tôi có mang thai hay không? Tôi xin cảm ơn! (Hoa Hiên) 

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn Hoa Hiên thân mến,

Chúng tôi hiểu sự hoang mang của bạn lúc này. Bạn nghi ngờ rằng mình có thai, kết quả của que thử cũng hiện lên như vậy nhưng bác sĩ siêu âm lại thông báo bạn không có thai... và bạn không biết tin vào đâu.

Thực tế, nếu bạn mới thụ thai được một vài ngày thì cũng có thể khó xác định qua siêu âm. Nhưng đây bạn đã chậm kinh một tháng, tức là tính ra nếu có thai thì thai nhi cũng phải được 7-8 tuần, và nếu siêu âm thì cũng đã thấy rõ rồi. 

Nhưng lần thử que thứ 2 lại cho kết quả 1 vạch, điều này chứng tỏ bạn chưa có thai và kết quả của lần thử que đầu là không chính xác.

Que thử 2 vạch nhưng siêu âm lại không có thai

Bạn nghi ngờ rằng mình có thai, kết quả của que thử cũng hiện lên như vậy nhưng bác sĩ siêu âm lại thông báo bạn không có thai... Ảnh minh họa

Bản chất của que thử thai là dựa trên mức hormone hCG được sản sinh ra trong nước tiểu và máu. Khi một phụ nữ mang thai thì mức hormone hCG được sản sinh ra hoặc cao hơn mức bình thường và điều này được phản ánh qua nước tiểu (nếu dùng que thử thai) hoặc máu (nếu xét nghiệm máu). Nếu que thử cho dương tính, nghĩa là bạn có thai và âm tính nghĩa là không.

Những lý do khiến kết quả thử thai bằng que thử có thể không chính xác:

- Nước tiểu không tinh khiết: Nếu nước tiểu có lẫn máu hoặc nhiều chất cặn bẩn, tạp chất cũng có thể khiến cho kết quả không chính xác.

- Do bạn đang uống thuốc: Nếu bạn đang uống các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, kháng co giật và một số loại khác... thì có thể nồng độ hormone hCG trong cơ thể bạn bị ảnh hưởng, gây cản trở cho kết quả thử thai.

- Những liệu pháp điều trị u bướu, đặc biệt là chữa bệnh ở vùng sinh sản cũng có thể khiến kết quả thử thai bị nhầm lẫn.

- Thực hiện sai quy tắc: Nếu bạn không thực hiện việc thử thai theo đúng hướng dẫn, hoặc không đọc kết quả thử một cách chính xác thì việc nhầm lẫn kết quả mang thai hoặc không hoàn toàn có thể xảy ra.

Một số trường hợp hiếm hoi là que thử thai cho kết quả không chính xác trong tình huống thời gian sử dụng que thử thai chưa đạt đủ như yêu cầu (tối thiểu là 5 phút), sử dụng không đúng hướng dẫn...

- Que thử kém chất lượng, hết hạn sử dụng: Có thể bạn chưa chú ý khi mua que thử nên bạn đã mua phải que thử giả, que thử quá hạn dùng, que thử kém chất lượng hoặc que thử đã bóc ra quá 10 phút trước khi thử, hoặc que thử đã được dùng lại nhiều lần… Tất cả những điều này sẽ khiến kết quả thử thai của bạn không chính xác.

Nếu cần thiết, bạn nên đi kiểm tra lại sau 1-2 tuần nữa để có kết quả chính xác nhất nhé.

Chúc vợ chồng bạn hạnh phúc!.
Nguồn: afamily

Thursday, September 26, 2013

Những vật dụng cần thiết khi đi sinh

Vào những tháng cuối của thai kỳ, cuộc hành trình kỳ diệu cũng đã sắp đến đích. Chắn hẳn là bạn đã mua sắm nhiều thứ cho bé yêu của mình lắm, từ chiếc áo bé xíu, chiếc mũ đội đầu, chiếc bao tay xinh xắn… rồi nào bỉm, tã, chậu tắm, khăn sữa… Thời điểm này cũng là lúc để bạn chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết để mang theo khi đi sinh. Sau đây là vài gợi ý giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lên danh sách giỏ đồ mang theo mình.
Những vật dụng cần thiết khi đi sinhMẹ sắp được gặp con rồi - Ảnh: Lynhtran
1. Giấy tờ cần thiết
- Để an tâm cho quá trình vượt cạn, người mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm y tế, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn… đã được photo sẵn để thuận tiện cho việc làm thủ tục tại bệnh viện.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo dõi thai nhi, sổ khám thai, các kết quả xét nghiệm, siêu âm… đã thực hiện trong suốt thai kỳ để giúp các bác sĩ theo dõi sức khỏe của mẹ và bé trong cuộc sanh. Trong những tháng cuối, có thể nhờ bác sĩ theo dõi trực tiếp viết giấy giới thiệu cho bệnh viện mà bạn chọn sinh.
2. Đồ dùng cho mẹ
- Đồ dùng cá nhân: Bàn chải, kem đánh răng, lược, khăn mặt, bao nilon đựng đồ dơ…
- Áo ngủ, dép, tất (vớ), 1-2 bộ quần áo dành mặc khi xuất viện.
- Băng vệ sinh (miếng lót) loại dùng cho sản phụ khi sản dịch còn nhiều.
- Băng vệ sinh loại dùng khi sản dịch còn ít.
- 1 - 2 gói quần lót giấy (loại dùng 1 lần).
- 1 - 2 cuộn giấy vệ sinh, giấy ướt.
- 2 - 3 áo lót dành riêng cho con bú.
- Miếng lót thấm sữa phòng khi sữa chảy nhiều, rỉ sữa.
- 2 - 3 chai nước lọc, sữa tươi để bổ sung năng lượng khi mẹ đói giữa đêm khuya.
- Ly, muỗng… dùng để uống nước hoặc pha sữa.
- Một cái gối mềm dành khi cho con bú hay khi mẹ cần nghỉ ngơi.
- Dụng cụ hút sữa phòng khi chưa thể cho con bú trực tiếp.
- Đừng quên mang theo điện thoại di động để báo tin vui, liên lạc với người thân khi cần.
3. Đồ dùng cho bé
- 5 - 7 áo sơ sinh loại buộc dây hoặc cái nút một bên, 5 - 7 cặp bao tay, bao chân, mũ trùm đầu.
- Khăn mềm lớn quấn bé, 1 - 2 khăn mềm nhỏ để lót đầu cho bé.
- Khoảng 10 khăn xô nhỏ, 1 - 2 khăn xô lớn để thấm nước cho bé sau khi tắm.
- Tã giấy loại dùng cho bé sơ sinh.
- Tã vải loại dán hoặc tã chéo.
- Bông gòn vô trùng, bông tăm, nước muối sinh lý dùng để vệ sinh cho bé.
- Gối mỏng, mền dành cho bé sơ sinh.
- Tấm lót chống thấm.
- Chậu nhựa nhỏ dùng vệ sinh cho bé.
- Kem chống hăm.
- Bình sữa, dụng cụ cọ bình sữa (phòng khi mẹ chưa thể cho bé bú trực tiếp).
4. Dành cho gia đình
Không chỉ người mẹ, mà cả gia đình, người cha, ông bà hai bên đều sẽ rất lo lắng hồi hộp cho cuộc sinh. Có thể là người cha, bà ngoại… sẽ chăm sóc mẹ và bé trong những ngày lưu lại bệnh viện sau khi sanh. Sau đây là những gợi ý vật dụng mang theo dành cho “hậu phương vững chắc”.
- 1 - 2 bộ quần áo mềm để thay đổi.
- Đồ dùng cá nhân: Bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt.
- Dép đi trong nhà.
- Thức ăn nhẹ phòng khi đói bụng giữa đêm khi chăm sóc 2 mẹ con.
- Máy ảnh, máy quay phim, điện thoại di động… Nếu bạn chọn sử dụng dịch vụ phòng sinh gia đình, việc nhớ mang theo máy ảnh, máy quay phim sẽ giúp bạn lưu lại những khoảnh khắc quý giá, như việc cắt rốn cho bé hay tiếng khóc đầu tiên.
Nguồn: ebe

Đặt tên 'chuẩn' cho bé sinh năm 2013

Việc chọn một cái tên phù hợp cho bé sinh năm Quý Tỵ - 2013 thật không dễ dàng!

Tên kiêng kỵ

Theo can chi thì Tỵ và Hợi là đối xung, Tỵ và Dần là tương khắc nên cần kỵ những chữ có liên quan tới những chữ Hợi và Dần trong tên gọi của người tuổi Tỵ. Ví dụ như: Tượng, Hào, Dự, Gia, Nghị, Duyên, Xứ, Hiệu, Lương, Sơn, Cương…

Rắn thường sống ở các hang động âm u và hoạt động về đêm nên rất sợ ánh sáng mặt trời. Do vậy, cần tránh những chữ thuộc bộ Nhật khi đặt tên cho người tuổi Tỵ. Những tên cần tránh gồm: Tinh, Đán, Tảo, Minh, Tình, Huy, Trí, Thời, Hiểu, Thần, Diệu, Yến, Tấn, Nhật…

Theo thành ngữ “Đánh rắn động cỏ”, nếu dùng những chữ thuộc bộ Thảo để đặt tên cho người tuổi Tỵ thì vận mệnh của người đó không suôn sẻ. Vì vậy, bạn cần tránh những tên như: Ngải, Chi, Giới, Hoa, Linh, Phương, Anh, Nha, Thảo, Liên, Diệp, Mậu, Bình, Hà, Cúc, Hóa, Dung, Lệ, Vi, Huân…

Theo địa chi thì Tỵ thuộc Hỏa, Tý thuộc Thủy, Thủy - Hỏa tương khắc. Vì thế, tên của người tuổi Tỵ cần tránh những chữ thuộc bộ Thủy như: Thủy, Cầu, Trị, Giang, Quyết, Pháp, Tuyền, Thái, Tường, Châu, Hải, Hạo, Thanh, Hiếu, Tôn, Quý, Mạnh, Tồn…

Đặt tên hay để vừa đem lại may mắn mà lại tránh được  những điều cần kiêng kỵ

Đặt tên hay để vừa đem lại may mắn mà lại tránh được 
những điều cần kiêng kỵ. (ảnh minh họa)

Rắn bị xem là biểu tượng của sự tà ác và thường bị đuổi đánh nên rắn không thích gặp người. Do đó, bạn không nên dùng chữ thuộc bộ Nhân như: Nhân, Lệnh, Đại, Nhậm, Trọng, Thân, Hậu, Tự, Tín, Nghi, Luận, Truyền…để đặt tên cho người tuổi Tỵ.

Ngoài ra, bạn cần biết rắn là loài động vật ăn thịt, không thích những loại ngũ cốc như Mễ, Đậu, Hòa. Vì vậy, bạn nên tránh những tên thuộc các bộ này, như: Tú, Thu, Bỉnh, Khoa, Trình, Tích, Mục, Lê, Thụ, Đậu, Phấn, Mạch, Lương…

Tên đem lại may mắn

Người tuổi Tỵ là người cầm tinh con rắn, sinh vào các năm 1953, 1965, 1977, 1989, 2001, 2013, 2025…

Dựa theo tập tính của loài rắn, mối quan hệ sinh - khắc của 12 con giáp (tương sinh, tam hợp, tam hội…) và nghĩa của chữ trong các bộ chữ, chúng ta có thể tìm ra các tên gọi mang lại may mắn cho người tuổi Tỵ.

Rắn thích ẩn náu trong hang, trên đồng ruộng hoặc ở trên cây và thường hoạt động về đêm. Vì vậy, có thể dùng các chữ thuộc các bộ Khẩu, Miên, Mịch, Mộc, Điền để đặt tên cho người tuổi Tỵ.

Những chữ đó gồm: Khả, Tư, Danh, Dung, Đồng, Trình, Đường, Định, Hựu, Cung, Quan, An, Nghĩa, Bảo, Phú, Mộc, Bản, Kiệt, Tài, Lâm, Tùng, Sâm, Nghiệp, Thụ, Vinh, Túc, Phong, Kiều, Bản, Hạnh, Thân, Điện, Giới, Lưu, Phan, Đương, Đơn, Huệ…

Rắn được tô điểm thì có thể chuyển hóa và được thăng cách thành rồng. Nếu tên của người tuổi Tỵ có chứa những chữ thuộc bộ Sam, Thị, Y, Thái, Cân - chỉ sự tô điểm - thì vận thế của người đó sẽ thăng tiến một cách thuận lợi và cao hơn.

Dùng các chữ thuộc các bộ Khẩu, Miên, Mịch, Mộc, Điền để đặt tên

Dùng các chữ thuộc các bộ Khẩu, Miên, Mịch, Mộc, Điền để đặt tên. (ảnh minh họa)

Bạn có thể chọn các tên như: Hình, Ngạn, Thái, Chương, Ảnh, Ước, Tố, Luân, Duyên, Thống, Biểu, Sơ, Sam, Thường, Thị, Phúc, Lộc, Trinh, Kì, Thái, Thích, Chúc, Duy…

Tỵ, Dậu, Sửu là tam hợp. Vì vậy, những tên chứa các chữ Dậu, Sửu rất hợp cho người tuổi Tỵ. Ví dụ như: Kim, Phượng, Dậu, Bằng, Phi, Ngọ, Sinh, Mục, Tường, Hàn, Đoài, Quyên, Oanh, Loan…

Tỵ, Ngọ, Mùi là tam hội. Nếu tên của người tuổi Tỵ có các chữ thuộc bộ Mã, Dương thì thời vận của người đó sẽ được trợ giúp đắc lực từ 2 con giáp đó. Theo đó, các tên có thể dùng như: Mã, Đằng, Khiên, Ly, Nghĩa, Khương, Lệ, Nam, Hứa…

Rắn là loài động vật thích ăn thịt. Vì vậy, bạn cũng có thể chọn những chữ thuộc bộ Tâm, Nhục - có liên quan đến thịt - để đặt tên cho người tuổi Tỵ. Các tên đó gồm: Tất, Chí, Cung, Hằng, Tình, Hoài, Tuệ, Dục, Hồ, Cao, Hào, Duyệt, Ân, Tính, Niệm…

Rắn còn được gọi là “tiểu long” (rồng nhỏ). Do vậy, những chữ thuộc bộ Tiểu, Thiểu, Thần, Sĩ, Tịch… cũng phù hợp với người tuổi Tỵ. Những tên bạn nên dùng gồm: Tiểu, Thiếu, Thượng, Sĩ, Tráng, Thọ, Hiền, Đa, Dạ…

Để đặt tên cho con tuổi Tỵ, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về Bản mệnh, Tam hợp hoặc nếu kỹ lưỡng có thể xem Tứ Trụ, (nếu bé đã ra đời mới đặt tên). Có nhiều thông tin hữu ích có thể giúp cho cha mẹ chọn tên hay cho bé.

Tam Hợp

Tam Hợp được tính theo tuổi, do tuổi Tỵ nằm trong Tam hợp Tỵ - Dậu – Sửu nên những cái tên nằm trong bộ này đều phù hợp và có thể coi là tốt đẹp.

Bản Mệnh

Bản Mệnh thể hiện tuổi của con thuộc Mệnh nào và dựa vào Ngũ Hành tương sinh tương khắc để đặt tên phù hợp. Tốt nhất là nên chọn hành tương sinh hoặc tương vượng với Bản mệnh.

Tứ Trụ

Dựa vào ngày, giờ, tháng, năm sinh của bé để quy thành Ngũ Hành, nếu bé thiếu hành gì có thể chọn tên hành đó, để bổ sung hành đã bị thiếu trong tứ trụ, để cho vận số của em bé được tốt.

Nguồn: eva

Dấu hiệu mang thai bé gái hay bé trai theo kinh nghiệm dân gian

Có nhiều cách để xác định giới tính thai nhi trong bụng mẹ mà không cần qua siêu âm. Sau đây là tổng hợp các cách phán đoán giới tính thai nhi theo kinh nghiệm người xưa truyền lại mà xác suất chính xác có khi lên đến 90%. Mời các mẹ bầu tham khảo nhé.

Những dấu hiệu mang thai bé gái theo kinh nghiệm của người xưa truyền lại
  • Bạn bị ốm nghén vào thời kỳ đầu mang thai.
  • Nhịp đập tim của đứa trẻ ít nhất là 140 lần trong một phút.
  • Phần hông và phần sau của bạn trở nên nặng nề hơn.
  • Vú trái to hơn vú phải.
  • Tóc của bạn xuất hiện những sợi màu đỏ.
  • Bụng của bạn cao và trông như một quả dưa hấu.
  • Bạn thèm ăn đồ ngọt, hoa quả, thèm uống nước cam.
  • Trông bạn không được đẹp lắm trong thời kỳ mang thai.
  • Tâm trạng hay buồn rầu trong thời kỳ mang thai.
  • Khuôn mặt nổi nhiều mụn hơn ngày thường.
  • Bạn từ chối ăn phần đuôi của bánh mỳ.
  • Ngực của bạn nở nang trông thấy!
  • Khi ngủ, bạn quay đầu về hướng nam.
  • Nước tiểu của bạn có màu vàng đục.
  • Treo chiếc nhẫn cưới đưa ra trước bụng khi bạn nằm ngửa, nó di chuyển từ bên này sang bên kia.
Những dấu hiệu mang thai bé gái theo kinh nghiệm của người xưa truyền lại

Những dấu hiệu mang thai bé trai theo kinh nghiệm dân gian
  • Bạn không hề ốm nghén vào đầu thời kỳ mang thai.
  • Nhịp đập tim thai ít hơn 140 lần/ phút.
  • Bạn đang tăng cân quá mức.
  • Bụng của bạn trông như một quả bóng rổ.
  • Núm vú bị thâm đáng kể.
  • Bụng bạn trễ xuống thấp.
  • Bạn thèm ăn các loại đồ ăn mặn hoặc chua.
  • Bạn thèm ăn thực phẩm giàu đạm như thịt và pho mát.
  • Đôi chân của bạn lạnh hơn giai đoạn trước khi mang thai.
  • Lông chân mọc nhanh hơn trong suốt thời kỳ mang thai.
  • Tay của bạn rất khô.
  • Khi ngủ, đầu của bạn quay về hướng bắc.
  • Cùng với bạn, ông xã cũng… tăng cân.
  • Trông bạn đẹp hơn khi mang thai.
  • Nước tiểu của bạn có màu hơi vàng nhạt.
  • Mũi của bạn căng ra.
  • Treo một chiếc nhẫn đưa ra trước bụng (như thuật thôi miên) khi bạn nằm ngửa, chiếc nhẫn di chuyển theo những vòng tròn.
  • Bạn hay bị đau đầu.
Những dấu hiệu mang thai bé trai theo kinh nghiệm dân gian
Một số mẹo vặt giúp bạn có thể biết trước được thiên thần của mình là con trai hay con gái mà không cần siêu âm

1. Tư thế ngủ

Có lẽ các mẹ chưa chú ý nhiều lắm đến tư thế ngủ, vậy thì tối nay hãy thử chú ý xem cách mà các mẹ nằm xuống giường như thế nào nhé. Nếu các mẹ thích ngủ nghiêng sang bên trái thì phần trăm các mẹ đang mang thai cậu bé là rất cao đấy. Còn bên phải ư? Tất nhiên là một cô bé đáng yêu rồi.

2. Dạ dày khó chịu

Khi mang thai bé gái, thông thường các mẹ sẽ cảm thấy khó chịu và luôn có cảm giác buồn nôn. Nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên thì hãy nghĩ đến việc bé yêu của mình là một bé gái nhé.

3. Tay khô hoặc mềm

Trong quá trình mang thai, hãy để ý đến đôi bàn tay thân yêu của mình các mẹ nhé. Nếu thấy tay khô, rất có thể bạn đang mang trong mình một cậu bé đấy, còn ngược lại, các mẹ sở hữu đôi bàn tay mềm mại thì khả năng là bé gái rất cao.

4. Thức ăn ưa thích

Khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn nghén ngẩm, các mẹ “ghiền” ăn nhất là món nào nhất? Đừng xem thường nhé, những món ăn cũng có khả năng nói lên giới tính của bé yêu đấy. Nếu bạn thích nhất những loại quả trong họ nhà “có múi” như cam, chanh, quất , quýt, bưởi,…. thì hãy chuẩn bị nhé, bạn đang mang trong mình một nàng công chúa xinh xắn đấy.

5. Mụn trứng cá

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi khiến ra tăng tuyến bã nhờn dưới da, làm bít các lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mụn, làm mất thẩm mĩ và gây mất tự tin ở nhiều mẹ bầu hiện nay. Tuy nhiên, có một điều mà chưa hẳn mẹ bầu nào cũng biết, đó là nếu trong khi mang thai, làn da của các mẹ bỗng xuất hiện nhiều mụn trứng cá thì đó chính là một dấu hiệu cho thấy một bé gái dễ thương đang thành hình trong bụng các mẹ đấy.

6. Sự thay đổi về khuôn mặt

Các mẹ hãy để ý nhé, nếu khuôn mặt của mình ngày càng tròn trịa, thậm chí là “nặng nề” hơn trước thì điều đó có nghĩa bầu bí lần này là bé gái đấy.

7. Dùng chuỗi hạt hoặc kim

Xâu chỉ vào kim hay dùng một chuỗi hạt và nhờ người khác treo lơ lửng lên bụng bạn. Nếu kim xoay theo chiều sau trước, bạn có thể sinh bé trai, nếu kim xoay theo vòng tròn kín, một bé gái trong tương lai là điều dự đoán.

8. Thực phẩm mặn, ngọt

Khi mang thai các mẹ thèm ăn các món ăn mặn hay ngọt? Các mẹ để ý một chút nhé xem khẩu vị của mình khi ấy như thế nào nhé. Nếu mẹ bầu thích ăn khoai tây chiên, bánh quy, bỏng ngô,…điều đó có nghĩa là bạn đang mang thai bé trai đấy. Còn nếu mẹ thích ngọt ngào, chẳng hạn như kem, sô-cô-la hay kẹo thì có lẽ mẹ đang sở hữu một bé gái rồi đấy.

9. Bụng cao hoặc thấp, tròn hoặc bầu

Theo kinh nghiệm thì bụng bầu cao thì người mẹ đang mang trong đó một cô bé, bụng bầu thấp thì có nghĩa là một cậu bé. Tính chính xác của thông tin này còn phụ thuộc vào cách phản ánh hành dạng của người mẹ, cơ, vị trí của em bé và các yếu tố vật chất khác.

Nếu bụng bầu của bạn tròn xoe thì bạn đang mang bầu bé trai còn nếu bụng bầu của bạn hình bầu dục thì bạn đang mang bầu bé gái.

10. Trọng lượng cơ thể tăng ở đâu

Các mẹ tăng cân ở phần nào của cơ thể cũng là thông tin quý giá cung cấp cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc vào giới tính của bé! Nếu các mẹ béo lên ở phía trước cơ thể nhiều hơn phía sau thì có nghĩa bạn đang mang bầu một cậu bé, còn nếu bạn béo lên ở phần mông và hông thì tất nhiên đó là một bé gái rồi.

11. Xem tay

Khi ai đó đề nghị xem bàn tay, nếu các mẹ đưa tay ra, lòng bàn tay hướng lên trên thì bé mẹ đang mang trong bụng phần trăm lớn là bé gái. Còn nếu lòng bàn tay hướng xuống đất, điều đó có nghĩa là bạn đang mang trong mình một bé trai kháu khỉnh đấy.

12. Thông qua một bé trai

Các mẹ hãy thử tiếp cận và trò chuyện với một cậu bé về em bé trong bụng xem bé có thích em bé trong bụng các mẹ không nhé. Nếu cậu bé đó tỏ ra hứng thú với bé yêu trong bụng bạn, điều có cho thấy rất nhiều khả năng bạn đang mang bé gái, còn ngược lại, cậu bé đó không thích hoặc bỏ qua, không hứng thú với em bé trong bụng thì chắc là bạn đang mang thai bé trai rồi.

13. Ăn tỏi

Đoán giới tính của em bé bằng cách ăn tỏi. Điều này nghe có vẻ lạ đúng không các mẹ, nhưng lại cực kỳ thú vị đấy nhé. Nếu mùi tỏi có trong mồ hôi của các mẹ thì đó là một cậu bé. Còn nếu không có mùi hương đó thì là một cô bé.

14. Nhặt chìa khóa

Các mẹ hãy thử đánh rơi một chiếc chìa khóa và nhặt lên, nếu bạn cầm phần vòng của chiếc chìa khóa thì đó là một cậu bé. Còn nếu nhặt phần đầu nhọn của chiếc chìa khóa lên trước thì đứa bé trong bụng là một cô bé xinh xắn rồi.

15. Chẵn và lẻ

Truyền thuyết cho rằng Mayans quyết định giới tính của thai bằng cách xem độ tuổi của người mẹ khi thụ thai và năm thụ thai. Nếu cả hai đều là chẵn hoặc lẻ, mẹ sẽ sinh con gái. Nếu một chẵn một lẻ, đó sẽ là con trai.

16. Nhịp tim

Dùng máy đi tim thai để nghe nhịp tim của bé, hỏi bác sĩ xem nhịp tim của bạn đập như thế nào? Lời giải sẽ là: nếu tim bạn đập 150 nhịp đập trên 1 phút, bạn sẽ sinh con gái và dưới 150 nhịp bạn sẽ sinh con trai.

17. Ý nghĩa của giấc mơ

Các giấc mơ thương hay xuất hiện trong giấc ngủ của chúng ta, ngay cả khi bầu bí cũng vậy. Khi mang thai nếu các mẹ mơ thấy một cô nhóc xinh xắn, điều đó có nghĩa là bạn đang mang thai một cậu con trai đấy. Và ngược lại, nếu mơ thấy một cậu nhóc thì cái thai trong bụng sẽ là một cô bé đáng yêu.

18. Kích thước núi đôi

Nếu ngực trái của bạn phát triển lớn hơn ngực phải thì cũng có thể bạn đang mang bầu bé trai và ngược lại. Tuy nhiên, trên thực tế thì “núi đôi” của hầu hết các mẹ bầu đều không thể bằng nhau tuyệt đối và thường bên phải to hơn bên trái nên phương pháp xác định giới tính qua kích thước núi đôi cũng chỉ nên dùng để tham khảo.

19. Cảm xúc thay đổi

Nếu bạn trở nên nhạy cảm, hay khóc thì có thể bạn đang mang thai một bé gái đấy.

20. Giống bố hoặc mẹ

Trong thời điểm thụ thai, nếu bố hoặc mẹ, ai ít gặp stress hơn thì em bé sẽ giống với giới tính của người đó.
Nguồn: dotcardglenndoman

Wednesday, September 25, 2013

Mánh thụ thai "một phát ăn ngay"

Để dễ thụ thai, các mẹ cần đặc biệt quan tâm đến thời gian trứng rụng.

Với một số cặp vợ chồng, mang thai rất dễ dàng nhưng với nhiều cặp vợ chồng việc này lại rất khó khăn. Nhiều người tin rằng "con cái là lộc trời cho", tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện theo một số lời khuyên dưới đây hoặc điều chỉnh lối sống để tăng khả năng thụ thai khi hai vợ chồng muốn có em bé.

Uống vitamin tổng hợp

Bạn đã từng nghe qua việc uống thuốc để giảm đau trong khoảng thời gian sinh nở nhưng có lẽ bạn chưa biết có một số loại thuốc cũng có ích cho bạn trước khi bạn mang thai. Các bác sĩ sản khoa khuyên các cặp vợ chồng muốn có con nên uống vitamin tổng hợp giàu axit folic và vitamin D, cũng như uống Omega 3 (DHA) để tăng khả năng thụ thai. Ngay cả khi mang thai, bạn cũng nên uống axit folic trong giai đoạn đầu của thai kỳ để giảm nguy cơ trẻ mắc các dị tậ bẩm sinh. Axit folic cũng được tìm thấy nhiều trong các loại rau xanh và các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Giảm căng thẳng

Quá nhiều lo lắng, lo âu tác động xấu đến khả năng thụ thai của bạn. Một số nghiên cứu cho thấy căng thẳng có thể làm tăng chất dẫn truyền thần kinh, chất làm ảnh hưởng đến hoocmon kiểm soát rụng trứng. Ngoài ra, căng thẳng thường xuyên khiến kinh nguyệt không đều, lo lắng cũng ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của bạn. Trong thực tế, ngay cả những phụ nữ đã trải qua phương pháp điều trị khả năng sinh sản nhưng không chú tâm kiểm soát căng thẳng thì cũng gặp khó khăn trong việc thụ thai.

Căng thẳng và vô sinh có quan hệ mật thiết với nhau

Căng thẳng và vô sinh có quan hệ mật thiết với nhau (ảnh minh họa)

Để giảm căng thẳng liên quan đến khả năng sinh sản, các chuyên gia khuyên bạn nên thường xuyên nghe nhạc, tập yoga, massage thường xuyên, đọc sách, viết nhật kí, chia sẻ lo lắng của mình với người thân, các bác sĩ tâm lí, thậm chí nói chuyện với bạn bè qua điện thoại cũng là một cách tốt để giảm căng thẳng.

Có lối sống lành mạnh

Chế độ ăn lành mạnh, kết hợp với thường xuyên vận động là một cách để tăng cường khả năng có con của bạn. Ngay cả khi đã có bầu rồi, việc duy trì một lối sống lành mạnh trong suốt thai kỳ cũng là điều hết sức cần thiết. Nếu bạn đang cố gắng thụ thai, bạn nên bỏ hẳn việc hút thuốc lá và uống rượu, chúng thực sự có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thụ thai. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ hút thuốc mất nhiều thời gian để thụ thai hơn những người không hút thuốc. Bạn nên từ bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Nếu bạn bỏ thuốc lá một năm trước khi muốn có em bé thì bạn có khả năng thụ thai trong khoảng thời gian tương tự như người không hút thuốc.

Kiểm soát trọng lượng

Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ vừa phải cũng là một cách tăng cường khả năng thụ thai của bạn. Các nghiên cứu cho biết, chỉ số BMI rất thấp hoặc rất cao đều ảnh hưởng đến sự rụng trứng cũng như việc sản xuất các hoocmon sinh sản quan trọng.

Đối với nhiều phụ nữ, đặc biệt là những người thừa cân thì vấn đề rối loạn chức năng rụng trứng thường gây ra bởi PCOS (buồng trứng đa nang). Trong một nghiên cứu gần đây của Hà Lan tiến hành với hơn 3.000 phụ nữ cho thấy vượt quá trọng lượng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ngay cả khi họ rụng trứng bình thường, những người phụ nữ có chỉ số BMI trên 30 thì tỷ lệ thụ thai giảm 4%, BMI trên 35 giảm 43%.

"Yêu" trong khoảng thời gian rụng trứng

Hãy tận dụng cơ hội mang thai bằng cách gần gũi nhau nhiều hơn trong khoảng thời gian rụng trứng. Tế bào trứng chỉ sống trong khoảng 24 - 36 tiếng nhưng tinh trùng có thể sống tới 72 tiếng. Chính vì thế, để tăng cơ hội thụ thai, vợ chồng nên quan hệ bắt đầu trước khi rụng trứng khoảng 3 - 4 ngày, và tiếp tục cho tới 1 ngày sau khi rụng trứng.

Bạn có thể thông qua một số dấu hiệu để nhận biết thời gian rụng trứng như sự thay đổi trong chất nhờn ở cổ tử cung, nhiệt độ cơ thể tăng lên, một số chị em còn cảm thấy đau giữa chu kỳ và có các triệu chứng khác như tức bụng, mệt mỏi...trong thời gian rụng trứng.

"Yêu" trong giai đoạn rụng trứng nâng cao khả năng thụ thai

"Yêu" trong giai đoạn rụng trứng nâng cao khả năng thụ thai (ảnh minh họa)

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Nếu bạn đang bị bất kì bệnh gì (tiểu đường, huyết áp...), mới trải qua cuộc phẫu thuật nào đó hoặc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ có chuyên môn về sản khoa. Tất cả các điều kiện sức khỏe trên đều có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và mang thai của bạn. Thậm chí, ngay cả khi đã có thai, bạn cũng nên đi khám để được bác sĩ tư vấn về việc bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin, axit folic...thế nào cho phù hợp.

Giữ sạch tay

Xét nghiệm có thai gần như cho bạn câu trả lời chắc chắn là bạn đang mang thai hay không nhưng thụ thai và giai đoạn đầu của sự phát triển diễn ra trong vài ngày thậm chí là vài tuần để bạn biết mình đã có em bé. Đó là lí do tại sao chị em đang cố gắng thụ thai cần chú ý đến toxoplasmosis, một loại ký sinh trùng truyền qua thực phẩm có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển. Bạn nên rửa tay thật kỹ sau khi xử lý thịt sống hoặc trái cây và rau chưa rửa cũng như sau khi trồng cây, làm vườn. Nhờ ai đó dọn sạch "sản phẩm" của mèo vì chúng cũng có thể chứa ký sinh trùng.

Tập thể dục

Nếu bạn thường xuyên đi bộ hoặc đi xe đạp, bạn đang làm tăng cơ hội thụ thai cho mình. Một nghiên cứu năm 2012 của Đại học Y tế công cộng Boston khi đánh giá tác động của tập thể dục đối với khả năng sinh sản đối với 3.000 phụ nữ đang cố gắng mang thai đã nhấn mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên, mức độ vừa phải là một yếu tố quan trọng góp phần cho việc thụ thai thành công.

Hoạt động thể chất thường xuyên, mức độ vừa phải là yếu tố quan trọng góp phần cho việc thụ thai thành công

Hoạt động thể chất thường xuyên, mức độ vừa phải là yếu tố quan trọng góp phần cho việc thụ thai thành công (ảnh minh họa)

Kiên nhẫn

Nếu hai vợ chồng sinh hoạt tình dục thường xuyên trong vòng một năm, không áp dụng biện pháp tránh thai nào trong thời gian này thì vẫn cần hết sức kiên nhẫn. Càng nôn nóng, căng thẳng càng khiến xác suất thụ thai thành công không cao bởi bó có thể tạo ra các ức chế trong việc rụng trứng. Việc này cần phải thực hiện một cách khoa học, loại vỏ các nguy cơ gây ra việc giảm khả năng thụ thai của cả hai sau đó cùng áp dụng phương pháp thụ thai hiệu quả nhất để có kết quả như mong muốn.
Nguồn: eva

Cách thử thai chính xác tại nhà

Khi nghi ngờ mình đã có thai như khi thấy các dấu hiệu chậm kinh, căng ngực… bạn nên thử thai càng sớm càng tốt. Hiện nay có nhiều cách khác nhau để thử thai như thử máu, xét nghiệm nước tiểu… nhưng tiện lợi và thông dụng nhất là dùng que thử thai tại nhà.
Việc thử thai bằng que dựa vào việc kiểm tra sự hiện diện của nồng độ nội tiết tố hCG trong cơ thể người phụ nữ. Phương pháp thử thai bằng que cho độ chính xác khá cao, lên đến 97%.
Cách thử thai chính xác tại nhà
Thử thai bằng que tại nhà đơn giản mà hiệu quả - Ảnh: Getty Images
Thử thai tại nhà
Đây là phương pháp thử thai phổ biến nhất, thông dụng nhất và đơn giản nhất hiện nay. Bạn có thể mua que thử thai được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc để xác định mình đã có thai hay chưa sau 7 – 10 ngày kể từ ngày giao hợp.
Cách sử dụng que thử thai đúng cách tại nhà
Que thử thai được sử dụng đúng cách khi đảm bảo các yếu tố về nguồn gốc xuất xứ, que thử còn hạn sử dụng, sử dụng đúng hướng dẫn. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kiểm tra chất lượng của que thử thai trước khi dùng.
Bạn có thể dùng que thử thai vào bất kỳ thời gian nào trong ngày (sớm nhất là vài ngày sau khi bị chậm kinh) nhưng tốt nhất là lúc đi tiểu vào buổi sáng. Một số loại que thử nhạy cảm có thể phát hiện mang thai trước khi bạn có dấu hiệu chậm kinh nhưng kết quả có thể không chính xác. Tránh uống quá nhiều chất lỏng trước khi tiến hành thử thai vì có thể làm loãng hormone hCG trong nước tiểu.
Các xét nghiệm thử thai  tại nhà cho kết quả chính xác đến 97%. Chỉ có một số trường hợp que thử thai cho kết quả không chính xác trong tình huống thời gian sử dụng que thử thai chưa đạt đủ như yêu cầu (tối thiểu là 5 phút), sử dụng không đúng hướng dẫn, que thử thai giả hoặc hết hạn sử dụng…
Nếu bạn sử dụng que thử thai đúng hướng dẫn sử dụng và đã kiểm tra từ 2 -3 lần trở đi thì có thể tin tưởng vào kết quả đó. Nếu chưa thực sự tin tưởng, bạn có thể mua que khác và tiến hành kiểm tra lại theo đúng hướng dẫn.
Nếu kết quả vẫn chưa như mong đợi, bạn có thể chờ đợi một vài ngày sau và thử lại. Nếu tiếp tục theo dõi mà bạn vẫn thấy kinh nguyệt chưa trở lại thì bạn cần đi khám tại các phòng khám phụ khoa để xác định nguyên nhân và có hướng xử trí thích hợp.
Các bước sử dụng que thử thai
- Bước 1: Lấy nước tiểu vào trong cốc.

- Bước 2: Xé bao nhôm đựng que thử thai.

- Bước 3: Cầm que thử thai trên tay theo hướng mũi tên chỉ xuống

Bước 4: Cắm que thử thai vào cốc đựng nước tiểu sao cho mặt nước tiểu không ngập quá mũi tên.

- Bước 5: Chờ 5 phút bắt đầu đọc kết quả.
Sau 5 phút, lằn vạch ngang màu hồng sẽ hiện ra trên que thử thai báo hiệu cuộc thử nghiệm đã hoàn tất. Nếu vạch hồng thứ hai hiện ra dưới vạch hồng đầu tiên, đó là kết quả bạn đã có thai. Nếu không có vạch hồng thứ hai hiện ra, bạn không có thai.
Nguồn: ebe

'Bắt mạch' dấu hiệu có bầu sớm nhất

Bạn đang phân vân không biết mình đã săn được ‘rắn con’ hay chưa? Hãy soi những dấu hiệu dưới đây.

Bắt đầu từ ngày tinh trùng và trứng kết hợp với nhau là lúc bạn đã có 'tin vui'. Tuy nhiên, trong tháng đầu tiên hầu hết chị em đều có chung tâm lý phân vân không biết mình có bầu hay chưa? Trong khoảng 3 tuần đầu mang thai sự thay đổi hormore trong cơ thể sẽ khiến bạn có rất nhiều thay đổi và dành thời gian để ý một chút bạn sẽ nhận ra những dấu hiệu mang thai sớm.

Để chắc chắn mình đã có bầu hay chưa, hãy ‘soi’ những dấu hiệu mang bầu sớm nhất dưới đây nhé!

Buồn nôn, nôn ói

Buồn nôn hoặc ốm nghén là một trong những dấu hiệu khó chịu khi mang thai. Nó có thể bắt đầu sớm nhất khi bạn mang thai được 4- 6 tuần và xảy ra ở bất kỳ điểm nào trong ngày, không chỉ trong buổi sáng. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đột nhiên bắt đầu cảm thấy buồn nôn hoặc hay bị ốm, đó có thể là một dấu hiệu của thai kỳ.

Buồn nôn thường xảy ra khi bạn mang thai từ 4-6 tuần
Buồn nôn thường xảy ra khi bạn mang thai từ 4-6 tuần. (ảnh minh họa)

Mệt mỏi

Trong những tuần đầu tiên, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi vì chưa quen với tình trạng cơ thể luôn phải làm việc thêm 24/7 để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Sự tiết ra nhiều hơn của hooc môn progesterone sau khi thụ thai khiến cho nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên, đốt cháy thêm nhiều năng lượng. Nhịp tim của bạn cũng tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ ô xy cho buồng trứng. Tất cả những điều này dẫn đến hậu quả là bạn cảm thấy như bị vắt kiệt sức lực vậy.

“Núi đôi” căng tức

Tăng kính thước vòng một là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc mang bầu. Nếu để ý một chút, bạn còn thấy núi đôi có phần đau tức hơn bình thường. Tuy nhiên, tất cả những triệu chứng này đều có thể thấy ở trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Dù vậy, nếu bạn đang chờ mong tin vui thì đây là một tín hiệu đáng hy vọng.

‘Nhũ hoa’ sậm màu

Sự thay đổi hormone khi mang thai cũng làm xáo trộn hoạt động của các loại tế bào biểu bì tạo hắc tố trên da. Kết quả, quầng vú bắt đầu sậm màu hơn.

Đi tiểu thường xuyên

Nếu bạn đột nhiên đi tiểu nhiều hơn thường ngày thì đây có thể là một tín hiệu sớm cho biết bạn đã mang thai rồi đấy. Hiện tượng đi tiểu nhiều có thể xuất hiện 6 tuần sau khi thụ thai và do một số yếu tố. Một trong những yếu tố đó chính là những hooc môn thai kỳ và lưu lượng máu cơ thể nhiều hơn trước.

Trong những tuần đầu tiên có bầu, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi

Trong những tuần đầu tiên có bầu, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi. (ảnh minh họa)

Chảy máu âm đạo

Sau khi trứng được thụ tinh từ khoảng 6 đến 12 ngày, bạn có thể bị chảy máu (màu nhạt hơn bình thường) một chút ít. Thực ra điều này hoàn toàn vô hại nhưng nếu bạn cảm thấy nghi ngờ hoặc lo sợ thì nên cho bác sĩ của mình biết, đề phòng đó là dấu hiệu của một điều gì khác.

Thay đổi tâm trạng

Sự thay đổi mạnh mẽ lượng hooc môn trong cơ thể sẽ khiến tâm trạng bạn thay đổi rất thất thường. Đang buồn chán, tủi thân, bạn có thể trở nên nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người. Khi bạn quen với tình trạng “bầu bí” của mình, những thay đổi thất thường đó cũng sẽ tự nhiên biến mất.

Lúc này, bạn không cần phải nhờ đến liệu pháp y học nào để chấm dứt tình trạng này. Hãy nói trước cho ông xã của mình biết để có được sự cảm thông và chia sẻ từ phía chàng. Đó chính là điều quan trọng nhất.

Cảm giác nhạt miệng

Trong khi trước đó bạn không có sở thích ăn đồ chua, ăn kem nhưng tự nhiên thời gian này bạn lại thấy thèm ăn đồ chua hoặc bất cứ đồ ăn gì để khỏi cảm giác nhạt miệng. Đây có thể là dầu hiệu sớm của việc mang bầu. Sở thích này cũng có thể kéo dài suốt thai kỳ.

Bạn có thể bất ngờ thèm ăn hoặc chán ăn khi mới mang bầu

Bạn có thể bất ngờ thèm ăn hoặc chán ăn khi mới mang bầu. (ảnh minh họa)

Nhiệt độ cơ thể tăng

Một sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể có xu hướng cao hơn thường xảy ra từ ngày thứ 6 đến 12 sua khi trứng rụng. Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể hoặc để ý một chút, bạn sẽ nhận ra dấu hiệu này.

Đau lưng và đau đầu

Một số phụ nữ thường bị đau đầu, đau lưng trong thời gian đầu mang thai. Điều này có liên quan đến sự tăng nhanh của hooc môn progesterone trong cơ thể, cộng thêm sự thiếu hụt lượng nước dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng của hồng cầu trong máu.

Lúc này, chị em nên tăng cường lượng nước hàng ngày và kiểm tra lượng hồng cầu trong máu. Nếu vẫn tiếp tục đau đầu, hãy hỏi bác sĩ của bạn về việc sử dụng một số loại thuốc an toàn cho bà bầu.

Chậm kinh

Đây là một trong những triệu chứng chung báo hiệu bạn mang thai thường thấy ở tất cả phụ nữ. Nếu bạn có thai, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện nưa. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn và mức độ ít hơn bình thường.

Vào giữa tháng thứ nhất của thai kỳ, bạn có thể xác định được mình đã mang bầu nhờ thử nước tiểu

Vào giữa tháng thứ nhất của thai kỳ, bạn có thể xác định được
mình đã mang bầu nhờ thử nước tiểu (ảnh minh họa).

Thử nước tiểu hoặc thử máu dương tính

Vào giữa tháng thứ nhất của thai kỳ (tức là khi bạn thấy trễ kinh khoảng 1-2 tuần), bạn đã có thể xác định được mình đã mang bầu nhờ thử máu hoặc nước tiểu. Cả 2 loại xét nghiệm này đều dựa vào lượng hormon HCG chỉ xuất hiện trong cơ thể khi mang bầu.

Cách đơn giản nhất là thực hiện thử nước tiểu tại nhà với bộ que thử mua tại nhà thuốc. Loại đắt nhất không hẳn đã là thứ tốt nhất. Bạn nên sử dụng hàng có thương hiệu hoặc đã được người quen, bạn bè tin dùng. Bạn nên thử vào buổi sáng khi thức dậy, cũng là lúc mức HCG đạt ngưỡng cao nhất. Hãy mua 2 bộ que thử. Bạn đang ở giai đoạn rất sớm của thai kỳ, vì vậy việc ra kết quả không chính xác là điều có thể xảy ra. Nếu có thể lặp lại thử nghiệm một lần nữa để so sánh kết quả thì càng tốt.

Để xét nghiệm máu, bạn cần đến một phòng khám thai. Xét nghiệm máu tìm hormon HCG cho kết quả hoàn toàn chính xác, để bạn có thể yên tâm chuẩn bị cho giai đoạn 9 tháng mang bầu.
Nguồn: eva

8 dấu hiệu có bầu sớm nhất

Một số dấu hiệu dưới đây có thể giúp chị em nhận biết sớm mình đang có "tin vui".

1. Mệt mỏi

Cảm thấy cơ thể mỏi mệt rã rời, không còn sức mạnh là dấu hiệu phổ biến thường gặp ở các thai phụ trong giai đoạn đầu mang thai.

Có một số chị em khi thấy mình mệt mỏi, mất sức tập trung làm việc đã tìm cách uống nhiều chất caffeine nhằm cải thiện tình trạng. Có thể họ chưa biết rằng mình đã có bầu, thậm chí không hiểu hết mức độ nguy hiểm khi sử dụng quá nhiều caffeine khi mang thai.

Các chuyên gia khuyên rằng, chị em cần biết cách lắng nghe cơ thể mình, luôn giữ gìn sức khỏe và biết cách nghỉ ngơi hợp lý.

Đừng thấy cơ thể mệt mỏi là bạn sẽ tìm đến caffeine ngay nhé

Đừng thấy cơ thể mệt mỏi là bạn sẽ tìm đến caffeine ngay nhé! ( Ảnh minh họa)

2. Thèm ăn bất thường

Nhiều phụ nữ bỗng nhận thấy mình có thể ăn một số đồ ăn mà trước đó mình thấy rất ghét/sợ và ngược lại từ chối những món ăn mà mình vốn rất thích.

Điều này có thể giải thích do sự thiếu hụt một chất nào đó trong cơ thể thai phụ. Hoặc sự nhạy cảm trước mùi vị 

3. Nhạy cảm với mùi

Bạn có thể trở nên nhạy cảm trước bất kỳ mùi, vị nào. Đó có thể là những mùi xưa nay vốn đã khó chịu như mùi khói thuốc lá, thậm chí bạn nôn ọe khi ngửi phải mùi nước hoa thân quen trên người ông xã mà lâu nay bạn vẫn thích.

Đối với một số người thì việc bản thân trở nên nhạy cảm quá mức trước các mùi hương khiến họ thấy khó chịu và khổ sở. Không có cách nào để tránh được hiện tượng này ngoài cách, hãy tránh ngửi phải chúng nếu có thể, đặc biệt là khói thuốc lá vì nó có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Hiện tượng này thường xảy ra trong vài tháng đầu của thai kỳ, nguyên nhân là do hàm lượng hormone trong cơ thể thai phụ tăng cao, sau đó nó sẽ biến mất.

4. Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn có thể là một số trong những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài đầu tiên nếu bạn có thai. Nguyên nhân là do nồng độ hormone beta-HCG ngày càng gia tăng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Hiện tượng này sẽ qua dần và biến mất khi bước vào tuần 19.

Nhiều mẹ bầu cảm thấy khổ sở trong suốt những tháng đầu ốm nghén, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, khi mẹ bầu ốm nghén, điều đó cũng thể hiện là thai nhi đang phát triển một cách bình thường.

Buồn nôn và nôn sẽ kết thúc khi mẹ bầu bước sang tam cá nguyệt thứ hai

Buồn nôn và nôn sẽ kết thúc khi mẹ bầu bước sang
tam cá nguyệt thứ hai. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, chị em cũng lưu ý không nên để cho dạ dày trống rỗng trong giai đoạn này. Bạn có thể để hộp bánh quy ngay đầu giường ngủ để nhấm nháp bất cứ lúc nào bạn them. Trong các bữa ăn, nên chia nhỏ làm nhiều bữa và ăn nhẹ trước khi đi ngủ.

Để giảm hiện tượng nôn và buồn nôn, mẹ bầu có thể ngậm kẹo hương vị chanh hoặc bạc hà, gừng để giảm tình trạng này.

Việc sử dụng vitamin trước khi sinh cũng có thể gây buồn nôn cho một số bà bầu. Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì có thể uống thuốc vào ban đêm hoặc lúc trước khi đi ngủ.

Đặc biệt, một số thai phụ bị nôn, ói thường xuyên và liên tục trong suốt thai kỳ. Họ thậm chí không thể ăn uống gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Lúc này, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể để tìm cách khắc phục sớm.

5. Vú sưng và đau

Những thay đổi nơi bầu vú cũng là một dấu hiệu sớm của thai kỳ. Trong thời điểm này, chị em nên sử dụng những chiếc áo ngực có chất lượng tốt, thấm hút mồ hôi và không quá bó sát để giảm hiện tượng căng tức bầu ngực.

Một chiếc áo ngực thể thao sẽ là một lựa chọn thích hợp cho các bạn trong thời điểm này.

6. Thường xuyên đi tiểu

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, tử cung phát triển và tác động nhất định đến cơ quan bàng quang, gây ra hiện tượng buồn đi tiểu thường xuyên hơn.
Đi tiểu đêm liên tục thường khiến chị em mất ngủ và thêm mệt mỏi

Đi tiểu đêm liên tục thường khiến chị em mất ngủ và thêm mệt mỏi. (Ảnh minh họa)

Đây là hiện tượng bình thường khó tránh khỏi khi người phụ nữ mang thai. Chị em nên tránh uống nhiều nước trước khi đi ngủ để đỡ thức giấc nhiều lần trong đêm. Nhưng có lẽ bạn vẫn phải dậy ít nhất 1 lần để đi tiểu đêm.

7. Khó thở

Một số phụ nữ cảm thấy khó thở, nhất là trong lần đầu tiên mang thai. Đôi khi hiện tượng này cũng diễn ra trong suốt 9 tháng của thai kỳ.

Nguyên nhân là do bạn cần thêm oxy vì phôi thai đang phát triển. Đây cũng được coi là dấu hiệu bình thường khi có thai. Tuy nhiên, nếu nhận thấy những bất thường như sau thì chị em cần tới thăm khám bác sĩ:

- Tuy không bắt đầu khởi động tập thể dục nhưng bạn thấy khó thở một cách đột ngột.

- Khó thở đi kèm những cơn đau không rõ nguyên nhân.

- Khi nằm xuống cảm giác khó thở càng tồi tệ hơn.

- Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó nghiêm trọng hơn.

8. Thay đổi vật lý

Nếu trước đó bạn đã quan hệ tình dục nhưng không có các biện pháp tránh thai thì cách tốt nhất là đi khám.

Có những thay đổi ở vùng kín của thai phụ như màu sắc của âm đạo chuyển đổi, cổ tử cung trở nên mềm hơn, lúc này bạn cần được sự thăm khám của bác sĩ phụ khoa có kinh nghiệm. 

Đây chỉ là những dấu hiệu sớm của thai kỳ nhưng bên cạnh đó, một vài dấu hiệu lại là biểu hiện của triệu chứng bệnh lý, ví dụ như hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), các bệnh viêm mãn tính… Tuy nhiên, dấu hiệu quan trọng và đáng tin cậy khi có thai là bạn bị chậm kinh một cách bất thường, trong khi trước đó chu kỳ kinh của bạn vẫn thường có đều đặn. 
Nguồn: eva

Tuesday, September 24, 2013

Những thông tin đáng ngạc nhiên về thai kỳ

Những thông tin hết sức thú vị dưới đây sẽ thay đổi quan niệm của nhiều bà bầu về thai kỳ.
1. Mẹ ăn nhiều quả hạch, bé tăng nguy cơ hen suyễn

Những bà mẹ có chế độ ăn nhiều quả hạch (Ví dụ: đào, mơ, mận, chà là, dừa, mâm xôi…) trong thời gian mang thai, làm tăng 50% nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở bé sau này. Đây là phát hiện của các nhà khoa học Hà Lan, sau khi nghiên cứu 4000 bà mẹ từ khi mang bầu đến khi bé được 8 tuổi.

2. Mẹ thiếu vitamin D, bé dễ bị sâu răng

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm nhà bác học Canada, những bà mẹ được cung cấp đầy đủ lượng vitamin D trong quá trình mang thai, bé sẽ phòng ngừa được các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là chứng sâu răng sữa thường thấy ở những năm đầu đời.

Uống sữa thường xuyên là phương pháp bổ sung vitamin D hữu hiệu cho thai phụ.

3. Lợi ích từ hạt lạc

Một công trình nghiên cứu của các nhà bác học Hoa Kỳ trên 403 bé trong khoảng thời gian 1998 đến 2005 đã kết luận: Bà mẹ ăn lạc trong thời kỳ mang thai và cho con bú, bé sẽ giảm nguy cơ bị dị ứng thức ăn 4 lần so với nhóm bà mẹ không ăn hoặc ăn ít lạc. Do đó, thai phụ có thể bổ sung lạc vào thực đơn dinh dưỡng hàng tuần của mình.
Những thông tin đáng ngạc nhiên về thai kỳ

4. Một vài niềm tin hoang đường

Nhà khoa học George Saade thuộc Đại học Galveston (Mỹ) đã lên tiếng bác bỏ một vài điều hoang đường về bà bầu và đưa ra các nhận định khoa học dành cho các bà mẹ tương lai. 

Theo nhà khoa học George Saade, không có cơ sở nào để khẳng định rằng, nếu bụng của bà bầu gọn và tròn như quả bóng thì sẽ sinh con trai. Bởi hình dáng bụng của bà bầu phụ thuộc vào tình trạng, trạng thái và cấu trúc của cơ bụng, đồng thời phụ thuộc vào số lượng hormone tiết ra làm giãn cơ bụng và giải phóng không gian cho thai nhi.

George Saade cũng bác bỏ nhận định, nếu khi mang thai bà bầu thường bị đau rát thực quản thì sẽ sinh con có tóc rậm. Theo ông, đau rát thực quản là do các estrogen (hormone động dục nữ) trong quá trình kiểm soát sự phát triển tóc của thai nhi đã gây ra các phản xạ thực quản - dạ dày làm đau rát thực quản. 

5. Nhau thai là khởi nguồn của mọi thay đổi

Có thể các mẹ không tin, nhưng tất cả những hormone trong thai kỳ đều do nhau thai sản xuất. Và khi progesterone (hormone giới tính giúp duy trì thai) cao thì độ ổn định của thai kỳ càng lớn. Sau 9 tháng mang thai, nồng độ hormone progesterone sẽ giảm dần dẫn đến hiện tượng co bóp tử cung, báo hiệu đã đến lúc sẵn sàng chuyển dạ.
Nguồn: afamily

Những khác biệt "một trời một vực" giữa các lần mang thai

Bên cạnh những khác biệt về thể chất và sinh lý, sẽ có những khác biệt diễn ra trong chính suy nghĩ và lối sống của mẹ ở mỗi lần mang thai.
1. Tìm hiểu thông tin mang thai

Mang thai lần đầu, bạn hăm hở đọc tất cả các loại sách về mang thai, sinh con cho đến chăm em bé, hay tìm tài liệu về từng tuần thai xem con phát triển như thế nào.

Lần mang thai sau, bạn không dành nhiều thời gian để nghiền ngẫm sách báo như lần đầu, bởi bạn đã thuộc nằm lòng những gì cần biết, lại còn kinh nghiệm đầy mình nữa chứ. Thỉnh thoảng bạn còn chia sẻ kinh nghiệm mang thai trên diễn đàn hoặc cho những bà mẹ mới mang thai lần đầu.

2. Tham gia lớp học tiền sản

Mang thai lần đầu, bạn đăng ký tham gia một lớp học tiền sản và không bỏ bất cứ một buổi nào.

Lần mang thai sau, bạn sẽ nghĩ làm gì còn thời gian đâu mà đi học với hành cơ chứ? Những lớp học và hoạt động dành cho bà bầu thường chỉ toàn các mẹ lần đầu mang thai mà thôi. Bạn cũng chẳng cần phải chăm chú lắng nghe về việc chuyển dạ hay sinh con sẽ thực sự thế nào, bạn đã quá biết rồi mà.

3. Việc chuẩn bị phòng cho bé

Mang thai lần đầu, bạn mua sắm đủ thứ để trang trí phòng cho bé, thậm chí lau dọn tinh tươm và xếp đặt vị trí mọi thứ đâu vào đấy từ tuần thai thứ 25.

Lần mang thai sau, bạn sẽ nghĩ: "Phòng em bé hả?". Xem nào, bạn sẽ cân nhắc việc cho bé ở cùng phòng với anh chị, hay đặt ngay cũi bé trong phòng mình. Và cuối cùng, bạn sẽ chỉ mất cùng lắm là một tuần để lôi đồ sơ sinh của bé lớn ra để chuẩn bị cho bé sau, sau cùng chỉ phải mua mới vài thứ là đủ sẵn sàng cho em bé mới.



Mang thai lần đầu, bạn luôn cố gắng đảm bảo chế độ ăn của mình hoàn hảo nhất cho thai nhi, việc ăn uống thật là quan trọng với bà mẹ lần đầu mang thai.

Lần mang thai sau, bạn ăn những gì thuận tiện, thậm chí ăn nốt chỗ đồ ăn mà bé lớn không ăn hết. Ăn cho hai người thì cũng chỉ là ăn mà thôi.

5. Thăm khám bác sĩ

Mang thai lần đầu, chỉ một triệu chứng lạ nhỏ xíu xảy ra cũng đủ để bạn cuống quýt đi gặp bác sĩ phụ sản...

Lần mang thai sau, nếu chỉ cảm thấy hơi lạ một chút, không kéo dài và cũng không lặp lại, bạn nghĩ mình vẫn ổn và chẳng có gì phải lo lắng thái quá cả.

6. Nghĩ về em bé

Mang thai lần đầu, bạn nghĩ và nói về chuyện mang thai của mình suốt 24 giờ mỗi ngày...

Lần mang thai sau, bạn có nhiều việc khác để lo và nghĩ lắm. Bạn chỉ để tâm đến chuyện mang thai 2 lần trong 9 tháng. Lần đầu là lúc que thử lên 2 vạch và lần tiếp theo là khi bạn vỡ ối và phải đến bệnh viện sinh con.

7. Thai máy

Mang thai lần đầu, việc cảm nhận được cử động đầu tiên của em bé trong bụng khiến bạn ngừng ngay mọi việc đang làm, dù chúng quan trọng đến đâu. Trời ơi, đó là một điều hết sức kỳ diệu!

Lần mang thai sau, khi em bé bắt đầu cựa quậy đủ để nhận ra, điều đó vẫn thật tuyệt vời, nhưng bạn vẫn sẽ tiếp tục việc đang làm, bạn sẽ không ngừng lại để ăn mừng. Rồi những cú máy đó sẽ lặp lại ngày càng nhiều và càng mạnh thôi mà.

8. Những kỳ vọng về em bé

Mang thai lần đầu, bạn nghĩ mình sẽ sinh ra một thiên thần, một thiên tài trong tương lai hay chí ít cũng hoàn hảo và đáng yêu không tả xiết...

Lần mang thai sau, bạn biết rằng trước khi bé trở thành một người vĩ đại trong tương lai, nhiều khả năng bạn sẽ có thêm một tên “giặc cỏ” khóc ngằn ngặt cả tiếng đồng hồ và tè dầm ướt sũng chăn đệm bạn vừa thay xong.
Nguồn: afamily

Đẻ không bị rạch - dễ ợt!

Trên thực tế, có rất nhiều cách để hạn chế bị rạch tầng sinh môn khi sinh nở.

Rạch tầng sinh môn khi sinh thường đã trở thành “chuyện thường ở huyện” với hầu hết phụ nữ đã trải qua ca sinh nở. Dẫu biết rằng thủ thuật này nhằm giúp chị em có một ca sinh nở nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn nhưng hậu quả từ vết rạch đã trở thành nỗi ám ảnh với tất cả chị em sau sinh. Với những mẹ bầu chưa từng sinh nở nhưng chỉ nghe những người có kinh nghiệm kể lại cũng sợ “toát mồ hôi”.

Ám ảnh cứ đi đẻ là bị rạch

Đang mang bầu lần 2 nhưng chị Phương Anh (Gia Lâm, Hà Nội) luôn bị ám ảnh mỗi lần nói về chuyện sinh nở. Bé lớn nhà chị hiện đã 7 tuổi. Chỉ bảo hồi đẻ con xong đã tự dặn lòng mình sẽ không bao giờ đẻ nữa vì đau lắm, không chỉ đau lúc đẻ mà sợ nhất là đau tầng sinh môn sau sinh. Vậy nhưng vì đứa đầu nhà chị là con gái, chồng chị lại là trưởng họ nên anh rất muốn chị cố gắng đẻ thêm đứa nữa. Mọi người trong gia đình cũng động viên chị nhiều lắm, nên chị mới quyết định có bầu lần 2. Dù đã sinh nở cách đây 7 năm nhưng chị Anh vẫn chưa quên ký ức đau đớn do nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn.

Chỉ kể: “Hồi đó, đầu con gái mình to quá, con lại không chịu tụt xuống dưới nên mình đẻ rất khó. Sau cả tiếng đồ hồ rặn mãi con chẳng chịu chào đời nên mình bị rạch đến gần hậu môn. Đã thế vùng kín còn bị tổn thương nặng nên sưng phù rất đau đớn. Những ngày sau sinh, mỗi lần đi vệ sinh hay đứng lên ngồi xuống thì ôi thôi cứ gọi là đau chết người. Cả tuần liền mình không dám đi đại tiện vì sợ đau. Cùng vì bị đau nên mình lười vệ sinh vùng kín. Hậu quả là đến ngày thứ 10 thì vết khâu bị nhiễm trùng. Những ngày đó mình như sống dở chết dở vì nằm không được mà ngồi cùng không xong. Mình đã thế sẽ không bao giờ đẻ nữa. Nhưng nghĩ đến trách nhiệm làm vợ, mình lại cố. May mắn mà lần này có được thằng cu, vậy là hết trách nhiệm. Thế nhưng nghĩ đến những ngày đi đẻ sắp tới, mình vẫn sợ khiếp vía.”

Cũng vì bị ám ảnh với vết rạch khi đẻ thường mà có đôi lúc chị Phương Anh đã nghĩ đến phương án đẻ mổ. Chị nói: “Hồi đó mình bị rạch tầng sinh môn đến gần hậu môn, khâu 8 mũi. Mình nghĩ khâu như thế cũng chẳng kém gì vết mổ đẻ. Mà vết mổ đẻ ở trên bụng sẽ dễ bề chăm sóc hơn, lại đỡ bị đau đẻ. Mình đang nghĩ có thể lần này sẽ đẻ mổ để nhẹ nhàng hơn”.

Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về vết rạch tầng sinh môn khi đẻ thường
Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về vết rạch tầng sinh môn khi đẻ thường. (ảnh minh họa)

Cùng chung nỗi sợ với chị Phương Anh, bà bầu Minh Hạnh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ trên một diễn đàn dành cho phụ nữ: “Nghe các chị nói đi đẻ bị rạch mà em sợ quá. Thấy mọi người bảo bây giờ cứ đẻ là bác sĩ sẽ rạch luôn cho nhanh chứ không chờ chúng ta rặn đẻ đâu. Mà còn bị khâu sống, rồi những lúc đi vệ sinh thì đau buốt khiến em cứ nghĩ đến cảnh đi đẻ mà “toát mồ hôi hột”. Em vốn làm công việc văn phòng phải ngồi suốt ngày, tính em lại nhát chết, chỉ nhìn thấy mũi tiêm đã sợ, không biết đến lúc bị rạch thì chịu sao nổi. Đúng là phụ nữ chúng mình khổ thật đấy”.

Nỗi lo của những mẹ bầu trên cũng là tâm tư của rất nhiều chị em đang bầu bí. Vẫn biết rằng thủ thuật này sẽ giúp chị em sinh nở dễ dàng hơn nhưng liệu có cách nào để giúp mẹ bầu sinh thường dễ mà không bị rạch không?

Không còn lo đi đẻ bị rạch

Chị em cần biết rằng việc có rạch tầng sinh môn khi sinh nở hay không, rạch ít hay rạch nhiều phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp mẹ bầu đón con yêu với đáy xương chậu còn nguyên vẹn.

Ưu tiên đồ ăn với chất béo lành mạnh

Trong thời gian mang bầu, chị em nên chọn những loại thực phẩm có chứa dầu và chất béo lành mạnh. Lý do là da sẽ hấp thu những dưỡng chất bạn ăn thông qua hệ tiêu hóa. Vì vậy nếu bạn đang ăn chất béo lành mạnh, da sẽ có thêm độ ẩm và độ đàn hồi. Các loại thực phẩm giàu Vitamin E giúp da tăng độ đàn hồi là mầm lúa mì và bơ. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nhưng mẹ bầu ưu tiên chất béo lành mạnh trong chế độ ăn hàng ngày sẽ ít có nguy cơ bị rạch khi sinh nở hơn.

Nếu bạn đang ăn chất béo lành mạnh, da sẽ có thêm độ ẩm và độ đàn hồi

Nếu bạn đang ăn chất béo lành mạnh, da sẽ có thêm độ ẩm và độ đàn hồi. (ảnh minh họa)

Massage vùng chậu

Massage tầng sinh môn không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn tăng độ đàn hồi bộ phận này nữa đấy các mẹ. Việc này nên được thực hiện từ 6-8 tuần trước ngày dự sinh (từ khoảng tuần 32-34) và phải thực hiện 5 phút mỗi ngày.

Cách massage vùng chậu như sau:

- Đổ một ít dầu tự nhiên (dầu dừa hoặc dầu olive – cả hai loại dầu này đều phổ biến, giá cả bình thường và ít gây dị ứng) ra một chiếc bát nhỏ.

- Ngồi tựa lưng vào gối trên giường hoặc dựa tường sao cho thoải mái nhất. Chị em có thể ngồi trước gương để việc massage dễ dàng hơn trong những lần thực hiện đầu tiên. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được vị trí cần massage.

- Nhúng ngón tay cái và trỏ vào bát dầu (yêu cầu phải cắt móng tay và rửa sạch sẽ trước khi thực hiện), sau đó xoa hai ngón tay vào nhau cho ấm lên rồi từ từ đưa vào âm đạo khoảng 5-6cm. Đặt ngón tay giữa khu vực âm đạo và trực tràng sau đó chà dầu vào dạnh bên trong của đáy chậu và thành âm đạo.

- Duy trì áp lực trên ngón tay và trượt ngón tay dọc theo hai bên của âm đạo. Áp lực này sẽ làm căng mô âm đạo, các cơ bắp xung quanh âm đạo và vành ngoài của đáy chậu.

Việc massage sẽ dễ dàng hơn nếu mẹ đặt một chanaleen ghế. Massage vùng chậu 2-3 phút moojt ngày sẽ rất hiệu quả khi bạn sinh nở đấy.

Tập kegel

Bài tập Kegel hay còn gọi là bài tập cho các cơ vùng chậu có thể đem lại lợi ích cho phụ nữ mang thai. Tập Kegel cũng giúp chị em lấy lại tự tin và tăng cảm giác “yêu”, nhất là sau khi sinh con. Tuy nhiên, việc tập luyện các bài tập Kegel này cần được thực hiện một cách chính xác và đều đặn.

Một bài tập Kegel bao gồm cả “siết chặt và thư giãn”. Việc kiểm soát sự siết chặt và thư giãn của cơ bắp là vô cùng quan trọng. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để thư giãn bằng với thời gian siết chặt các cơ đó.

- Động tác ngồi: Ngồi thẳng lưng ở trên một chiếc ghế cứng, đầu gối hơi đưa ra ngoài hoặc ngồi xếp bằng trên sàn nhà, hoặc ngồi duỗi thẳng chân ra phía trước.

- Động tác nằm: Nằm ngửa ở tư thế thẳng hoặc đầu gối trên một chiếc gối, co đầu gối lại, bàn chân để chếch ra ngoài.

- Động tác đứng: Đứng bám vào ghế, đầu gối hơi cong, vai rộng, bàn chân và ngón chân hơi cách nhau chỉ ra phía ngoài.

Tập thể dục đều đặn, thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng sinh nở

Tập thể dục đều đặn, thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng sinh nở. (ảnh minh họa)

Vị trí thai nhi

Ví trí của em bé trong bụng mẹ đóng vai trò quan trọng liên quan đến việc bạn có bị rạch tầng sinh môn hay không. Vị trí lý tưởng nhất là đầu thai nhi quay xuống dưới, mặt quay vào trong bụng mẹ và cánh tay duỗi thẳng theo cơ thể. Đầu của bé nếu đã lọt xuống vùng xương chậu được là tốt nhất. Vậy làm thế nào để bé trong bụng nằm được tư thế tối ưu này?

Mẹ bầu nên chăm chỉ tập luyện thể thao đặc biệt là đi bộ nhẹ nhàng cuối thai kỳ sẽ giúp bé dễ lọt xuống vùng sàn chậu, thuận lợi cho việc chào đời.

Chọn tư thế sinh con

Sinh con ở tư thế thẳng đứng, tránh nằm ngửa. Các tư thế ngồi xổm, quỳ, hay nửa nằm nửa ngồi (có người đỡ) sẽ giúp cho bé xổ ra dễ dàng hơn.

Nguồn: eva