Trong thời gian mang bầu nhu cầu về sắt của mẹ tăng lên gấp đôi so với bình thường.
Trong thời gian mang bầu nhu cầu về sắt của mẹ tăng lên gấp đôi so với bình thường. Làm thế nào để “nạp” đủ lượng sắt cho cơ thể thông qua thực phẩm và thuốc uống, các tác dụng phụ khi bổ sung sắt là băn khoăn của nhiều thai phụ.
Vì sao mẹ bầu cần sắt?
Sắt là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể bởi sắt là nguyên liệu để tổng hợp lên hemoglobin (chất có mặt trong tế bào hồng cầu), tham gia vào quá trình cấu tạo thành myoglobin (sắc tố hô hấp của cơ) cũng như nhiều enzyme khác và đặc biệt là tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cần sản xuất một lượng máu gần gấp đôi so với bình thường để có thể nuôi cả 2 mẹ con. Do vậy, nhu cầu sắt cũng tăng gấp đôi.
Trong quá trình mang thai, nhu cầu sắt của mẹ bầu tăng gấp đôi (Ảnh minh họa)
Điều đáng nói là tình trạng thiếu sắt sẽ gây nguy hại cho cả mẹ và con. Đối với thai nhi thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển, làm tăng nguy cơ bị khuyết tật ống dây thần kinh (nứt đốt sống, thai vô sọ…), cân nặng lúc sinh thấp, suy dinh dưỡng bào thai…Trong khi đó bà bầu thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, hay chóng mặt, hoa mắt, dễ xảy thai, đẻ non, đẻ con nhỏ yếu, dễ bị băng huyết khi sinh, thậm chí có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và con.
Những thực phẩm giàu chất sắt?
Thông thường phụ nữ cần 18 miligram (mg) sắt mỗi ngày nhưng trong khi mang thai nhu cầu sắt tăng lên đến 27 (mg). Bởi vậy làm thế nào để bổ sung sắt trong quá trình “vác ba lô ngược” là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có 2 loại chất sắt là sắt heme (xuất hiện ở động vật) và non – heme (xuất hiện ở thực vật). Do đó chị em nên ghi danh những thực phẩm dồi dào sắt dưới đây vào trong thực đơn hàng ngày của mình: thịt bò, thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, ngao, súp lơ xanh, rau bina, bí ngô, mì, ngũ cốc, bánh mì, các loại hạt, chuối, nho, mía...Song không nhất thiết các mẹ phải chén cả tảng thịt to đùng để “nạp” đủ lượng sắt cần thiết mà chi cần thêm một chút thịt hay cá vào bữa ăn là đã đủ để cơ thể hấp thụ chất sắt có trong các thực phẩm khác.
Để tăng cường khả năng hấp thụ sắt, mẹ bầu nên nấu nướng trong chảo gang (đặc biệt là khi chế biến các thực phẩm có tính axit như nước cà chua), tránh uống cà phê hay trà trong bữa ăn, cố gắng ăn các thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, cam cùng với các loại thực vật giàu sắt như rau bina, súp lơ xanh... Bữa ăn nhẹ nên có dừa nạo sợi, các loại hạt, nho khô và chà là.
Uống viên thuốc sắt có tốt không?
Chế độ ăn hàng ngày thường không đáp ứng đủ nhu cầu sắt trong quá trình mang thai bởi vậy việc bổ sung viên thuốc sắt là vô cùng quan trọng. Chị em không nên tự tiện uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ bởi nếu không sẽ dẫn đến tình trạng thừa sắt.
Chị em không tự tiện uống viên thuốc sắt khi không có chỉ định của bác sĩ (Ảnh minh họa)
Từ đó mẹ bầu có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, bệnh tim, hen suyễn, bị nhiễm sắt ở một số bộ phận như gan, khiến gan bị xơ cứng như đá, mất cân bằng trong cơ thể - nhân tố quan trong dẫn tới tiền sản giật hoặc sảy thai. Còn mông của trẻ lúc mới chào đời thường bị xanh từng mảng song chị em đừng quá lo lắng bởi đây là triệu chứng lành tính và sẽ tự hết khi bé lớn.
Vi chất sắt trong viên uống bổ sung sẽ được hấp thụ tốt nhất khi dạ dày trống rỗng (ngủ dậy sau một giấc ngủ đêm) nhưng khi mang thai, dạ dày thường rất khó chấp nhận “chuyện này”. Vậy nên bạn có thể uống bổ sung viên sắt 1 tiếng trước khi ăn. Lưu ý là không uống bổ sung viên sắt cùng thời điểm với canxi bổ sung hay các loại axit amin vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
Tác dụng phụ khi bổ sung sắt?
Ăn nhiều táo sẽ giúp chị em tránh bị táo bón khi bổ sung sắt (Ảnh minh họa)
Đối với một số thai phụ, khi uống viên sắt họ cảm thấy khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, lợm giọng và gặp phải tình trạng táo bón nghiêm trọng. Khi đó chị em nên thử uống nước ép mận và ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ như táo, lê, bắp cải ...xem sao. Cuối cùng đừng lo lắng khi thấy phân của bạn có màu tối hơn bình thường bởi đây chỉ là chuyện bình thường và không gây ra ảnh hưởng xấu nào đến mẹ và thai nhi.
Nguồn: eva
0 comments:
Post a Comment