10 siêu thực phẩm dành cho bà bầu

10 siêu thực phẩm dành cho bà bầu

10 thực phẩm dưới đây không những giúp các bà bầu ngon miệng mà còn có tác dụng rất lớn trong việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi

Bí quyết ăn uống cho một thai kỳ khỏe mạnh

Bí quyết ăn uống cho một thai kỳ khỏe mạnh

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, chế độ ăn uống lành mạnh đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang lên kế hoạch thụ thai hoặc bạn đang mang thai, hãy biết rằng ăn uống lành mạnh là một điều rất quan trọng

5 điều tuyệt vời bạn chưa biết về việc có con

5 điều tuyệt vời bạn chưa biết về việc có con

Bạn đã từng nghe quá nhiều chuyện kể về sự tuyệt vời khi có em bé. Tuy nhiên những điều thú vị sau đây hẳn sẽ khiến bạn phải bật cười thích thú đấy

Monday, June 29, 2015

“Siêu” thực phẩm cho bà bầu

Gọi là siêu thực phẩm quả không sai, bởi những loại thực phẩm lành mạnh này sẽ giúp cung cấp đủ calo và dưỡng chất cho thai kỳ phát triển tốt nhất.
Đậu
Các loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu nành … chứa nhiều chất xơ, protein, sắt, folate, can xi, kẽm … rất tốt cho sự phát triển củathai nhi.
Thịt bò
Thịt bò nạc dồi dào protein, vitamin B6, B12, niacin, cũng như kẽm và sắt cần thiết cho sự phát triển não bộ và nhận thức của bé.
Quả mọng
Như dâu tây, cung cấp carbohydrate, vitamin C, kali, folate, chất xơ và chất lỏng giúp bảo vệ bào thai khỏi rủi ro.
Bông cải xanh
“Siêu” thực phẩm cho bà bầu
Ảnh minh họa: Getty Images
Loại ra xanh này dồi dào folate, chất xơ, canxi, lutein, zeaxanthin, carotenoids tốt cho sự phát triển của mắt thai nhi. Kali trong bông cải xanh giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
Trứng
Trứng cung cấp protein và axit amin và hơn 10 loại vitamin khoáng chất khác như: choline, lutein, zeaxanthin, omega-3, … rất cần cho sự phát triển não bộ và thị giác thai nhi.
Sữa, sữa chua
“Siêu” thực phẩm cho bà bầu 2
Ảnh minh họa: Getty Images
Đây là nguồn thực phẩm tuyệt vời của canxi, phốt pho, vitamin D, vitamin A,B - giúp phát triển xương, răng của bé.
Nước cam
Nước cam có chứa canxi, vitamin D, vitamin C, kali và folate cần thiết cho sự phát triển trong thai kỳ.
Cá hồi
Cung cấp protein, vitamin B và các chất béo omega-3 nhằm thúc đẩy sự phát triển não bộ và thị lực ở thai nhi.
Khoai lang
Khoai lang giàu vitamin C, folate, chất xơ, carotenoid và kali giúp chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể, rất tốt với thai kỳ.
Ngũ cốc
Tất cả các loại ngũ cốc đều dồi dào axit folic, vitamin B, sắt, kẽm và chất xơ vừa tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ vừa cung cấp dưỡng chất để thai nhi phát triển.

7 loại rau mẹ bầu không nên bỏ qua trong bữa ăn hàng ngày

Bầu ăn rau gì?
Trong bữa ăn hàng ngày của mẹ bầu, rau cung cấp rất nhiều chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu đừng bỏ qua 7 loại rau như dưới đây nhé.
1. Bông hẹ
Mẹ có thể dùng bông hẹ nấu canh với xương heo hoặc hến, đậu hũ non … Món này chứa nhiều sắt, vitamin C, canxi, acid folic và magie… là những chất quan trọng trong quá trình mang thai của mẹ. Đặc biệt acid folie giúp cho thai nhi tránh được các dị tật về xương và ống thần kinh trong 3 tháng đầu.
Ảnh minh họa: Internet
2. Đậu nành Nhật Bản
Loại đậu nành này còn có tên gọi khác là đậu nành rau. Chúng giàu vitamin A và B, chất xơ, canxi đạm.
Mẹ bầu có thể luộc chúng rồi ăn không với 1 ít muối. Hoặc mẹ cũng có thể nấu súp, trộn salad với món ăn này.
3. Ớt chuông
Ớt chuông màu xanh hay màu đỏ đều tốt, chúng có nguồn vitamin A và C phong phú. Mẹ có thể xào ở chuông hay nướng chúng để dùng. Mẹ cũng có thể sấy khô ớt và dùng chúng giống như một món ăn vặt đấy.
Ảnh minh họa: Internet
4. Cải bó xôi
Cải bó xôi tốt cho sức khỏe nói chung, trong đó sắt, canxi và vitamin D là những dưỡng chất mẹ có thể tìm thấy ở loài rau này.
Ảnh minh họa: Internet
5. Rau cần
Rau cần có thể giúp mẹ bầu phòng chống các bệnh tiền sản giật, lợi tiểu, thanh nhiệt, giảm huyết áp và an thần.
Thành phần dinh dưỡng của chúng có lợi cho cơ thể gồm có vitamin C, nicotinic acid, carotene.
Thường người ta chỉ xào rau cần như một thành phần phụ trong món xào thập cẩm. Thế nhưng mẹ có thể luộc rau để ăn riêng hay làm gỏi cần, thậm chí là ăn sống.
6. Rau lang
Tuy không được nhiều người dùng như món rau, thế nhưng rau lang lại có thể giúp cho mẹ bầu giảm huyết áp và giảm cảm giác buồn nôn.
Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6. Nguồn chất xơ dồi dào của rau lang cũng ngăn chặn các triệu chứng táo bón cho mẹ bầu.
7. Bông cải xanh
Bông cải xanh có nhiều chất chống oxy hóa, canxi và folate. Nó được biết đến như một trong những loại rau nhiều dinh dưỡng nhất mà tất cả mọi người nên ăn chứ không riêng gì bà bầu nhé.
Ảnh minh họa: Internet

Sunday, June 28, 2015

10 món giúp mẹ bầu an thai

Bà bầu nên ăn gì để an thai
Động thai là nỗi ám ảnh của các bà mẹ mang thai. Động thai (dọa sảy thai) là khi âm đạo xuất hiện một ít máu kèm theo mỏi vai, đau bụng hoặc bụng dưới trương lên, là dấu hiếu cảnh báo hiện tượngsảy thai. Do đó, khi có dấu hiệu động thai, mẹ bầu cần ngay lập tức đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của mình để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu có thể tham khảo 10 món giúp các mẹ an thai nhé.
1. Cháo hạt sen
Cách làm: Chuẩn bị 50g hạt sen, 100g gạo nếp, 20g đường trắng.
Hạt sen bỏ vỏ, bỏ tâm, cùng gạo nếp xay thành bột, cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ, quấy đều tay khi cháo chín thì cho đường, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần, lúc đói. Ăn liên tục 7 – 10 ngày.
Ảnh minh họa: Internet
2. Cháo cá chép
Cách làm: 1 con cá chép (khoảng 500g), 100g gạo nếp, hành hoa, gừng, bột gia vị vừa đủ.
Gừng giã nhỏ, cá chép làm sạch ướp gừng, mắm, muối khoảng 20 phút. Cho cá chép, gạo nếp vào nồi thêm 500ml nước ninh cho gạo nếp thật nhừ. Trước khi ăn cho gia vị, hành (thái nhỏ) quấy đều. Ăn ngày 1 lần, liên tục trong 10 ngày.
Ảnh minh họa: Internet
3. Cháo gương sen
Cách làm: 10g gương sen, 100g gạo nếp, 20g đường trắng.
Gạo nếp xay thành bột mịn. Gương sen rửa sạch cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi thật kỹ, chắt lấy 250ml nước gương sen, bỏ bã, cho bột gạo nếp vào nước gương sen, quấy đều đun trên lửa nhỏ. Cháo chín cho đường, khi cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói, liên tục trong 5 ngày.
4. Cháo củ súng
Cách làm: 30g củ súng, 100g gạo nếp, 20g đường trắng.
Củ súng bỏ vỏ, giã nhỏ, gạo nếp xay thành bột, cả hai cho vào nồi thêm nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín nhừ cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày hai lần lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.
5. Cháo củ mài
Cách làm: 100g củ mài tươi, 100g gạo nếp, 100g thịt lợn nạc, bột gia vị vừa đủ.
Củ mài bỏ vỏ cắt vừa miếng, cùng gạo nếp cho vào nồi thêm nước ninh nhừ thành cháo. Thịt lợn nạc rửa sạch, băm nhỏ ướp bột gia vị, khi cháo chín cho vào quấy đều đun tiếp, thịt chín cho bột gia vị vào là được. Ăn ngày một lần, cần ăn liền 10 ngày.
6. Cháo bầu dục
Cách làm: Bầu dục lợn 1 đôi, 50g gạo tẻ, 12g đỗ trọng, gia vị vừa đủ.
Bầu dục lợn làm sạch ướp bột gia vị. Gạo tẻ xay thành bột. Cho đỗ trọng vào nồi cùng 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 250ml nước đỗ trọng, cho bầu dục vào đun nhỏ lửa. Khi bầu dục lợn chín cho bột gạo vào quấy đều, đun tiếp, cháo chín là được. Chia làm hai lần ăn trong ngày lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.
7. Nước lá sen
Cách làm: 100g Lá sen, 30g đường đỏ.
Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 200ml nước lá sen đặc, bỏ bã. Cho đường đỏ vào nước lá sen đun sôi lại là được. Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.
8. Nước lá gai
Cách làm: 50g lá gai, 30g gạo nếp
Lá gai phơi khô, gạo nếp sao vàng. Cả hai thứ cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc, bỏ bã. Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3-5 ngày.
9. Nước đậu đen
Cách làm: 100g đậu đen, 2 chén rượu trắng (50ml).
Đậu đen chia đôi, một nửa sao thơm. Cả hai cho vào nồi chung 2 chén rượu thêm 150ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 100ml nước đậu đen, bỏ bã. Uống 2 lần trong ngày.
10. Nước nho khô
Cách làm: 30g nho khô, táo tàu 5 quả.
Chọn nho khô, táo tàu vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 200ml nước đặc, bỏ bã. Uống làm 3 lần trong ngày, cần uống liền 3-5 ngày.

Wednesday, June 24, 2015

10 nguyên nhân khiến mẹ sinh con nhẹ cân

Trẻ sơ sinh nhẹ cân là lúc chào đời cân nặng dưới 2.500g. Từ 1.000 đến 1.499g là rất nhẹ và dưới 1.000g là siêu nhẹ. Trẻ sinh ra nhẹ cân thường mắc phải các dị tật bẩm sinh. Dưới đây là mười nguyên nhân khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân.
Trẻ sơ sinh nhẹ cân là lúc chào đời cân nặng dưới 2.500g. Ảnh minh họa: Internet
1. Nhiễm trùng bào thai
Đây là nguyên nhân hàng đầu, nhất là khi mẹ bầu mắc một số loại bệnh như cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng do virus và ký sinh trùng, sẽ khiến bào thai tăng trưởng chậm và gia tăng dị tật bẩm sinh. Một số tác nhân gây bệnh là:
- Cytomegalovirus và virus herpes: Có trong tiết dịch của cơ thể và truyền sang cho thai nhi, làm gia tăng bệnh khuyết tật ống thần kinh hay gây ra hội chứng Down.
- Rubella (sởi Đức): Virus này có thể gây chậm phát triển tinh thần, thính giác, thị giác và các vấn đề tim mạch.
- Thủy đậu: Tiếp xúc với virus này có thể gia tăng hội chứng thủy đậu bẩm sinh, gây dị tật tay chân, sẹo và khuyết tật tâm thần.
- Toxoplasmosis: Ký sinh trùng này có nhiều trong thịt chưa nấu chín, phân động vật (nhất là mèo), có liên quan đến khuyết tật não, thính và thị lực.
2. Khuyết tật khi sinh
Một số dị tật làm cản trở sự phát triển bình thường của bào thai và dẫn đến sinh non. Ví dụ, các ống thần kinh của thai nhi đóng mở không đúng cách và cần được phẫu thuật ngay khi còn trong bụng mẹ. Dị tật bẩm sinh còn gây ra một số chứng bệnh như hội chứng Down, Edwards, Linefelter, Turner, Patau hay khuyết tật hở hàm ếch.
3. Stress
Đây là vấn đề mà các mẹ bầu thường mắc phải, với mức độ khác nhau ở mỗi người. Khi mang thai, cơ thể được bơm nhiều hơn từ 40 – 50% lượng máu và tim làm việc với tần suất cao hơn 30 – 50% so với mức bình thường. Thêm vào các yếu tố khách quan khác khiến cho thai phụ phải chịu nhiều căng thẳng.
Khi áp lực quá lớn, vượt ngoài khả năng của mẹ, sẽ phát sinh tình trạng sinh non, sinh thiếu tháng.
4. Mẹ ăn uống kém, thiếu dưỡng chất
Một chế độ dinh dưỡng kém trong thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn hạn chế sự tăng trưởng của đứa trẻ. Giai đoạng mang thai, mẹ tăng khoảng 11 – 15kg là hợp lý. Để làm được điều này, bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên áp dụng thực đơn khoa học, hợp lý, tăng cường rau xanh, trái cây, thực phẩm nguyên chất dạng hạt, thịt nạc, hạn chế đồ ngọt và thức ăn chế biến quá kỹ.
Bên cạnh đó, cần bổ sung 400mcg acid folic/ngày trong vòng 3 tháng trước và 3 tháng đầu mang thai, giúp giảm khuyết tật cột sống và hộp sọ về sau cho em bé.
5. Sự trục trặc nhau thai
Nhau thai là bộ phận trung gian giàu dưỡng chất liên thông giữa cơ thể mẹ và bé, nhưng nếu nhau thai trục trặc sẽ cản trở sự phát triển của thai nhi, dẫn đến tình trạng sinh nhẹ cân. Sự trục trặc nhau thai rất đa dạng như nhau thai tiền đạo, nhau thai hóa lỏng, nhau thai bị bong non… Các hiện tượng như thế ảnh hưởng khoảng 1% số ca mang thai. Nghiêm trọng hơn là làm giảm việc vận chuyển oxy tới thai nhi, dẫn đến hiện tượng sinh non và nhẹ cân.
6. Sự cố tử cung hoặc cổ tử cung
Khi thai nhhi neo vào tử cung thì cổ tử cung đóng lại để giúp bào thai phát triển và hạn chế sự cồ viêm nhiễm. Tuy nhiên nếu cổ tử cung đóng mở không đúng cách và khi bào thai phát triển làm tăng áp lực, sẽ gây ra tình trạng sinh non.
Để khắc phục, bác sĩ thường tiến hành khâu tử cung hoặc thai phụ phải nằm khép kín ngay trên giường. Ngoài ra, u xơ – một dị tật tử cung cũng khiến em bé phát triển không đúng cách, gây ra tình trạng sinh non, nhẹ cân.
7. Do rượu và chất kích thích
Các loại thuốc như cần sa, ma túy, heroin, cocain… ảnh hưởng tới phát triển trí não, khả năng nhận thức, học hành sau này của trẻ, nên bà bầu cần tránh xa chúng và thường xuyên kiểm tra sức khỏe thai nhi. Ngoài ra, rượu có thể gây hội chứng ngộ độc, nguy hiểm cho trẻ và là nguyên nhân tiềm ẩn gây đẻ non.
8. Do thuốc lá
Thai phụ hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá cũng rất nguy hiểm cho thai nhi, tăng gấp đôi tỉ lệ sinh nhẹ cân và khuyết tật bẩm sinh. Những hóa chất độc hại trong thuốc lá như nicotin, hắc ín, CO2… sẽ cản trở việc vận chuyển oxy và giảm sự phát triển của đứa trẻ. Nếu càng nghiện hay càng phơi nhiễm thuốc lá nhiều thì nguy cơ sinh non, nhẹ cân càng lớn. Vì vậy mẹ cần tránh xa thuốc lá, kể cả hút thuốc lá thụ động.
9. Các loại bệnh viêm nhiễm của mẹ
Phụ nữ mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh tim bẩm sinh hoặc gặp khó khăn khi mang thai thì nguy cơ sinh non và nhẹ cân rất cao. Nếu có ý định sinh con, bạn cần tư vấn bác sĩ để điều trị trước khi thụ thai, hoặc cân nhắc kỹ nên hoặc không nên sinh con.
Ở nhóm người này, biến chứng thai kỳ rất cao, như nhiễm trùng tử cung, cao huyết áp, tiền sản giật… đều có thể gây đẻ non, nhẹ cân.
10. Đẻ dày, đẻ nhiều
Những phụ nữ đẻ dày, đẻ nhiều có tỉ lệ sinh nhẹ cân cao nhất. Ví dụ ở nhóm song sinh thì tỉ lệ sinh non, nhẹ cân là 60%, sinh ba là 90%, và những ca sinh tư trở lên là 100%. Hiện tượng này có nhiều lý do, nhưng chủ yếu là tử cung phải làm việc tối đa, suy giảm dưỡng chất, thiếu máu, cao huyết áp và rất nhiều tác động mang tính thần kinh khác.

Tuesday, June 23, 2015

13 thực phẩm chống mệt cho mẹ bầu



mẹ bầu ăn gì để chống mệt mỏi


Khi mang thai, mẹ bầu rất hay cảm thấy mỏi mệt. Ngoài ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ thì dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp mẹ bầu đánh bay mệt mỏi.
Những thực phẩm dưới đây không khó tìm và cũng dễ chế biến món ăn nữa, các mẹ bầu tham khảo nhé.
Hải sản
Hải sản là nguồn giàu chất béo Omega3 và chất chống oxy hóa cần thiết cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 1-2 bữa hải sản mỗi tuần để giảm mức thủy ngân mà cơ thể phải hấp thụ có trong hải sản. Nhiều thủy ngân sẽ gây hại cho thai.
Sữa chua
Ảnh minh họa: Getty Images
Sữa chua rất giàu canxi và vitamin. Chưa hết, các men vi sinh có trong sữa chua còn giúp xua tan mệt và làm sạch hệ tiêu hóa.
Rau xanh
Rau xanh, đặc biệt là rau bina là nguồn dinh dưỡng dồi dào vitamin, chất khoáng và protein cần thiết. Loại rau này cũng giàu axit folic – chất giúp mẹ bầu chống mệt.
Chuối
Chuối có các folate – dạng tự nhiên của axit folic là chất không thể thiếu cho người mẹ trước khi sinh. Thực phẩm giàu folate làm tăng số lượng hemoglobin có tác dụng làm giảm đau cơ thể và phòng dị tật khi sinh.
Hạnh nhân
Hạnh nhân là loại hạt khỏe mạnh có nhiều vitamin và chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường quá trình trao đổi chất, kiểm soát sự thèm ăn và tăng cường vitamin cho thai nhi.
Cam
Ảnh minh họa: Getty Images
Cam và hoa quả họ cam quýt giàu vitamin và axit folic. Để chống lại mệt mỏi, thai phụ đừng quên uống nước cam.
Đỗ (đậu)
Hầu hết người mẹ đều bị chứng thiếu máu trong thai kỳ. Đỗ rất giàu sắt, giúp mẹ bầu tránh mệt do thiếu sắt. Đỗ còn là thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh.
Đậu phụ
Đậu phụ ít kalo, ít chất béo nên là thực phẩm lành mạnh cho mẹ bầu. Ngoài ra, đậu phụ cũng rất giàu canxi. Mẹ bầu nên ăn đậu phụ để giảm mệt mỏi và tăng canxi cho cơ thể.
Lúa mạch
Lúa mạch rất giàu chất sắt. Lúa mạch là một trong số những thực phẩm chống lại mệt mỏi khi mang thai.
Carrot
Ảnh minh họa: Getty Images
Carrot rất giàu vitamin A và axit folic tốt cho người mẹ. Mẹ bầu có thể ăn carrot sống hoặc dùng carrot ép lấy nước uống.
Củ cải
Thiếu canxi có thể gây ra những rối loạn về sức khỏe, trong đó có mệt mỏi khi mang thai. Củ cải có thể giúp mẹ bầu vượt qua mệt mỏi.
Quả lựu
Loại quả có hạt màu trắng hay màu đỏ này giúp tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp cơ thể chống lại mệt mỏi và cũng làm tăng trao đổi chất.
Súp lơ
Súp lơ giàu protein và các vitamin quan trọng nên là loại thực phẩm hiệu quả trong việc chống mệt khi mang bầu.

Sunday, June 21, 2015

Bà bầu không được ăn kem?

Bầu bí vốn dĩ đã nặng nề, nhất là trong mùa hè càng thấy nóng bức hơn người bình thường. Một cốc kem mát lạnh giữa những ngày “nóng chảy mỡ” thế này thì thật tuyệt. Nhưng với mẹ bầu liệu có ổn không?
Vì sao ăn lạnh gây hại cho bầu?
Ăn quá nhiều kem sẽ làm các mạch máu bị co thắt đột ngột, huyết dịch giảm, sức đề kháng cục bộ cũng theo đó giảm mạnh, tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus trong khoang mũi, khoang miệng, khí quản tấn công, gây ho, đau rát cổ họng, đau đầu… Tay chân của bà bầu chạm vào đá sẽ làm huyết quản tử cung co thắt lại, tuần hoàn huyết dịch của thai nhi sẽ kém đi và ảnh hưởng đến phát triển. Hơn nữa, ăn kem không đảm bảo chất lượng thì sức khỏe của bà bầu càng bị đe dọa, thai nhi sẽ bị tác động nhất định.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai, do nhau thai sản sinh lượng progestogen lớn, làm giảm sức chịu đựng của cơ trơn trong đường ruột dạ dày, dẫn đến quá trình tiết axit gastric giảm, nhu động của ruột và dạ dày yếu. Do đó, hệ tiêu hóa rất nhạy cảm với sự kích thích nóng lạnh.
Nếu thai phụ ăn uống một lượng thức ăn lạnh lớn, trong thời gian ngắn, cũng sẽ làm cho mạch máu của ruột dạ dày đột nhiên co rút lại, quá trình tiết dịch vị giảm, chức năng tiêu hóa giảm. Từ đó, dẫn đến ăn không ngon miệng, không tiêu hóa, trướng bụng và gây rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, thai nhi trong bụng cũng rất nhạy cảm đối với sự kích thích của đồ lạnh, khi thai phụ uống hay ăn lượng lớn đồ lạnh thì nhiệt độ trong bụng giảm xuống. Thai nhi trong tử cung sẽ bất an.
Ăn quá nhiều kem sẽ làm các mạch máu bị co thắt đột ngột. Ảnh: Internet
Vi khuẩn Listeria có thể có trong kem
Listeria thường được tìm thấy trong thịt nguội, pho mát mềm và sữa chưa tiệt trùng. Việc nhiễm vi khuẩn Listeria dễ gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non và nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Mà các loại kem thường được làm bằng sữa nên cũng không thể loại bỏ nguy cơ kem bị nhiễm Listeria.
Ngoài ra, máy làm kem không được vệ sinh đúng cách có thể khiến vi khuẩn Listeria nhiễm vào kem và gây hại cho bạn và thai nhi khi bạn ăn chúng.
Kem có chứa hàm lượng đường khá cao
Trung bình một cốc kem chứa khoảng 111 calo và 16 gram đường. Nếu bạn ăn quá nhiều kem trong thời gian mang thai, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ tăng cân nhanh dễ dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Thursday, June 18, 2015

13 thực phẩm chống mệt cho mẹ bầu

13 thực phẩm chống mệt cho mẹ bầu
Khi mang thai, mẹ bầu rất hay cảm thấy mỏi mệt. Ngoài ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ thì dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp mẹ bầu đánh bay mệt mỏi.
Những thực phẩm dưới đây không khó tìm và cũng dễ chế biến món ăn nữa, các mẹ bầu tham khảo nhé.
Hải sản
Hải sản là nguồn giàu chất béo Omega3 và chất chống oxy hóa cần thiết cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 1-2 bữa hải sản mỗi tuần để giảm mức thủy ngân mà cơ thể phải hấp thụ có trong hải sản. Nhiều thủy ngân sẽ gây hại cho thai.
Sữa chua
Ảnh minh họa: Getty Images
Sữa chua rất giàu canxi và vitamin. Chưa hết, các men vi sinh có trong sữa chua còn giúp xua tan mệt và làm sạch hệ tiêu hóa.
Rau xanh
Rau xanh, đặc biệt là rau bina là nguồn dinh dưỡng dồi dào vitamin, chất khoáng và protein cần thiết. Loại rau này cũng giàu axit folic – chất giúp mẹ bầu chống mệt.
Chuối
Chuối có các folate – dạng tự nhiên của axit folic là chất không thể thiếu cho người mẹ trước khi sinh. Thực phẩm giàu folate làm tăng số lượng hemoglobin có tác dụng làm giảm đau cơ thể và phòng dị tật khi sinh.
Hạnh nhân
Hạnh nhân là loại hạt khỏe mạnh có nhiều vitamin và chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường quá trình trao đổi chất, kiểm soát sự thèm ăn và tăng cường vitamin cho thai nhi.
Cam
Ảnh minh họa: Getty Images
Cam và hoa quả họ cam quýt giàu vitamin và axit folic. Để chống lại mệt mỏi, thai phụ đừng quên uống nước cam.
Đỗ (đậu)
Hầu hết người mẹ đều bị chứng thiếu máu trong thai kỳ. Đỗ rất giàu sắt, giúp mẹ bầu tránh mệt do thiếu sắt. Đỗ còn là thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh.
Đậu phụ
Đậu phụ ít kalo, ít chất béo nên là thực phẩm lành mạnh cho mẹ bầu. Ngoài ra, đậu phụ cũng rất giàu canxi. Mẹ bầu nên ăn đậu phụ để giảm mệt mỏi và tăng canxi cho cơ thể.
Lúa mạch
Lúa mạch rất giàu chất sắt. Lúa mạch là một trong số những thực phẩm chống lại mệt mỏi khi mang thai.
Carrot
Ảnh minh họa: Getty Images
Carrot rất giàu vitamin A và axit folic tốt cho người mẹ. Mẹ bầu có thể ăn carrot sống hoặc dùng carrot ép lấy nước uống.
Củ cải
Thiếu canxi có thể gây ra những rối loạn về sức khỏe, trong đó có mệt mỏi khi mang thai. Củ cải có thể giúp mẹ bầu vượt qua mệt mỏi.
Quả lựu
Loại quả có hạt màu trắng hay màu đỏ này giúp tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp cơ thể chống lại mệt mỏi và cũng làm tăng trao đổi chất.
Súp lơ
Súp lơ giàu protein và các vitamin quan trọng nên là loại thực phẩm hiệu quả trong việc chống mệt khi mang bầu.